Tìm hiểu về tiêu chuẩn ép cọc ly tâm

Nội dung chính

Tiêu chuẩn ép cọc ly tâm dựa trên nhiều yếu tố như tiêu chuẩn nghiệm thu, tiêu chuẩn thi công cọc bê tông cốt thép, tiêu chuẩn về công tác liên quan đến đất nền, móng, tiêu chuẩn hồ sơ nghiệm thu… Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay dưới đây. 

bua-rung-dong-coc-ly-tam
Hình ảnh Hừng Sáng thi công đóng cọc bê tông ly tâm tại dự án điện năng lượng mặt trời Phù Mỹ

Ép cọc bê tông ly tâm là gì?

Thi công ép cọc ly tâm là biện pháp sử dụng máy ép chuyên dụng ép cọc bê công được đúc sẵn xuống nền đất cần thi công. Mục đích của phương pháp này là giúp cho nền móng công trình vững chắc hơn, chịu được tải trọng lớn hơn và đảm bảo tuổi thọ cho toàn bộ công trình về sau. 

Thi công đóng cọc bê tông ly tâm được ứng dụng tại nhiều công trình như đóng cọc kè sông, kè biển, ép cọc trong dự án điện năng lượng mặt trời, đóng cọc bê tông nhà dân… 

Tiêu chuẩn ép cọc ly tâm 

Tiêu chuẩn ép cọc ly tâm được xác định dựa trên nhiều yếu tố sau đây: 

Tiêu chuẩn về nghiệm thu

Tiêu chuẩn về nghiệm thu cọc bê tông ly tâm được quy định theo TCVN 7888 năm 2014. Theo đó, nhà sản xuất sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của lô thành phẩm mà mình cung cấp. Cụ thể: 

  • Vật liệu dùng để sản xuất cọc bê tông ly tâm phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và các yêu cầu liên quan đến thiết kế được quy định theo tiêu chuẩn hiện hành. 
  • Tùy vào từng công trình khác nhau, chất lượng của bê tông sẽ dựa theo 2 phương án là bê tông mác 100 hoặc bê tông mác 150 trở lên. 
  • Bề mặt của bê tông phải được giữ ấm theo đúng quy định theo chế độ bảo dưỡng  TCVN 5592 năm 1991. 
  • Kiểm tra chất lượng của cọc ly tâm cần kiểm tra theo vật liệu, thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất, tính chất của bê tông, cường độ chịu lực,…

dong-coc-ly-tam

Tiêu chuẩn về hồ sơ nghiệm thu

Hồ sơ nghiệm thu cọc ly tâm cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn dưới đây: 

  • Các chứng chỉ về nguyên vật liệu sản xuất gồm chứng chỉ xi măng, cốt liệu, chứng chỉ chất lượng thép các loại, nước và phụ gia (nếu có). 
  • Chứng chỉ đánh giá chất lượng cọc bê tông. 
  • Chứng chỉ nghiệm thu đánh giá chất lượng ngoại quan và biên bản sửa chữa ngoại quan (nếu có). 
  • Chứng chỉ chất lượng kiểm tra độ bền uốn nứt thân cọc. 
  • Một số chứng chỉ liên quan khác như chứng chỉ về khả năng bền cắt thân cọc, độ bền uốn mối nối trong trường hợp có yêu cầu thiết kế của khách hàng, chỉ số uốn nứt thân cọc dưới tải trọng nén dọc trục áp dụng cho cọc PHC,…
  • Biên bản nghiệm thu xuất xưởng giữa nhà cung cấp và khách hàng. 

Định mức ép cọc bê tông

Định mức ép cọc bê tông được áp dụng cho 100m cọc ngập đất. Đối với những mét cọc không ngập đất còn lại sẽ được nhân với 0.75 so với định mức đóng cọc. 

Riêng đối với chi phí hao mòn về máy móc, thiết bị, nhân công, vật liệu… được dựa trên bản thiết kế để quyết định. Tuy nhiên, do diện tích, quy mô, đặc điểm nền đất của các công trình khác nhau nên việc đo đạc, tính toán định mức ép cọc ly tâm sẽ tùy thuộc vào những yếu tố kể trên để đưa ra định mức phù hợp nhất. 

Ngoài ra, quý khách có thể tìm hiểu thêm một số tiêu chuẩn ép cọc ly tâm như: 

  • TCVN 7201:2015 quy định về vấn đề khoan hạ bê tông, nghiệm thu cọc ly tâm sau khi thi công. 
  • TCVN 4453:1995 quy định về kết cấu của bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực, quy phạm thi công, phương thức nghiệm thu công trình. 
  • TCVN 9346:2012 quy định về kết cấu của bê tông cốt thép. 
  • TCVN 8163:2009 quy định về mối nối,…
Dong-coc-be-tong-nang-luong-mat-troi-2
Cọc tròn bê tông ly tâm, dùng đóng tại công trình điện năng lượng mặt trời

Quy trình ép cọc ly tâm

Quy trình ép cọc ly tâm bao gồm những bước như sau: 

  • Bước 1: Lập bản vẽ chi tiết về vị trí ép cọc và những thông tin liên quan trong quá trình thi công. 
  • Bước 2: Chuẩn bị bê tông, thép, nước, cát,… theo mác bê tông phù hợp với công trình. 
  • Bước 3: Nạp vật liệu và lắp coppha. Lưu ý, trong quá trình nạp vật liệu cần phải kiểm tra độ rò rỉ của nước. 
  • Bước 4: Kéo thép và đưa vào máy ép cọc ly tâm chuyên dụng. 
  • Bước 5: Quay ly tâm. Máy quay ly tâm phải hoạt động tốt, ổn định, tốc độ quay phù hợp để đảm bảo chất lượng cao, đúng thiết kế. Khi quay ly tâm xong, cần phải kiểm tra cọc lại một lần nữa. 
  • Bước 6: Để cọc bê tông khô nước và rắn chắc nhất, phải tiến hành hấp cọc ở nhiệt độ trên 1000 độ C. 
  • Bước 7: Tháo khuôn cọc và tiến hành kiểm tra bề mặt, kích thước cọc ly tâm. 
  • Bước 8: Để tăng sức bền của cọc ly tâm, tiến hành hấp cọc qua lò cao áp. 
  • Bước 9: Kiểm tra chất lượng của cọc ly tâm lần cuối trước khi sử dụng. 

bua-rung-dong-coc-tron-ly-tam

Tham khảo: bảng giá ép cọc bê tông

Các loại máy ép cọc ly tâm 

Máy ép cọc bê tông Robot

Ép cọc bê tông robot mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như năng suất làm việc cao, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí nhân công và lực ép mạnh. Robot tự hành có thể đạt được lực ép từ 120 tấn đến 240 tấn và phù hợp với nhiều loại cọc ép khác nhau. 

Máy ép cọc ly tâm robot được trang bị công nghệ hiện đại, dễ sử dụng, ít hư hỏng và mang lại hiệu quả thi công cao. Ngoài ra, thời gian ép cọc khi sử dụng robot cũng nhanh hơn so với các phương pháp ép cọc truyền thống. 

Búa rung ép cọc ly tâm 

Một trong những loại máy được sử dụng nhiều trong các công trình ép cọc ly tâm đó chính là búa rung. Phương pháp ép cọc ly tâm bằng búa rung mang lại hiệu quả cao, ít tiếng ồn và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa. Búa rung được gắn vào xe đào, máy xúc kết hợp với hàm kẹp, cần xe đào để nâng cao hiệu suất làm việc và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. 

ep-coc-ly-tam-bang-bua-rung

Máy ép cọc bê tông thủy lực

Máy ép cọc bê tông thủy lực hoạt động dựa vào hệ thống truyền động thủy lực hiện đại để ép cọc ly tâm xuống nền đất nhanh, hiệu quả nhất. Cấu tạo của máy gồm những phần cơ bản như xi lanh thủy lực, bơm thủy lực, khung máy, khớp nối, điều khiển, hệ thống ống dẫn… Máy ép thủy lực dễ vận hành, chi phí thấp, phù hợp với nhiều công trình và thời gian thi công nhanh. 

Máy ép tải

Đây là loại máy ép dân dụng, đa dạng kích thước, phù hợp với nhiều tiết diện cọc ly tâm. Hơn nữa, máy sử dụng tải bê tông hoặc tải thép nên tiết kiệm chi phí và dễ dàng di chuyển đến nhiều công trình khác nhau. 

Máy ép Neo

Trong thi công móng nhà, máy ép neo được xem là thiết bị được ứng dụng phổ biến. Máy ép neo được chia làm nhiều bộ phận gồm con nguồn đầu bò với chức năng quay neo, bộ neo để khoan, cơ giới, máy nổ, đầm để ép cọc. xi lanh, 2 vip ne để giữ neo… Loại máy này hoạt động theo cơ chế dùng máy ép thủy lực để ép cọc neo xuống lòng đất nhanh hơn. 

Xem thêm : máy ép cọc bê tông

Bảng giá thi công ép cọc ly tâm 

Bảng giá thi công ép cọc ly tâm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại cọc bê tông sử dụng, diện tích, quy mô của công trình, phương pháp ép cọc, địa hình nền đất… Tuy nhiên, chỉ cần quý khách hàng tìm được địa chỉ chuyên thi công ép cọc với máy móc, thiết bị có sẵn cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thì giá thi công ép cọc ly tâm sẽ rất phải chăng và phù hợp với chất lượng dịch vụ quý khách nhận được. 

Hừng Sáng là một trong những đơn vị thi công ép cọc ly tâm nhà dân, bờ kè, dự án điện năng lượng mặt trời… được khách hàng đánh giá cao. Hừng Sáng sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại, có sẵn như búa rung, xe đào, máy xúc,… nhằm nâng cao hiệu quả và tối ưu thời gian thi công. 

Nhân viên của Hừng Sáng sẽ tiến hành đến tận nơi để khảo sát, lập bản vẽ thi công chi tiết và báo giá chính xác cho khách hàng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tận tâm với nghề, Hừng Sáng tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ uy tín, chất lượng nhất. 

ep-coc-ly-tam

Hãy liên hệ đến Hừng Sáng ngay hôm nay để được giải đáp đầy đủ, chính xác về các tiêu chuẩn ép cọc ly tâm cũng như sử dụng dịch vụ chất lượng số 1 của chúng tôi. Nhân viên của Hừng Sáng sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thi công ép cọc 24/7 nên quý khách có thể yên tâm để tin tưởng chúng tôi.

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn