Ép neo cọc bê tông được sử dụng phổ biến đề thi công nhà dân dụng, có mặt bằng chật hẹp với chi phí thấp cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phương pháp ép cọc bê tông này thông qua bài viết tổng hợp ngay sau đây.
Phương pháp ép neo cọc bê tông là gì?
Ép neo là phương pháp thi công ép cọc bê tông phổ biến, ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở dân dụng, ít khi được sử dụng trong các dự án có quy mô lớn. Ép neo cọc bê tông là dùng mũi neo khoan sâu vào lòng đất làm tải trọng, cần đến sự trợ giúp của máy ép thủy lực và quy trình thực hiện cũng tương tự như khi ép cọc tải sắt.
Phương pháp ép cọc neo bê tông cần sử dụng một số thiết bị máy móc sau:
- Máy ép thủy lực: Chúng sẽ có tác dụng tạo ra lưu lượng, khi lưu lượng này bị cản trở lại sẽ tạo ra áp suất rất lớn. Các cản trở này cũng được tạo ra trong hệ thống thủy lực của máy ép bởi các cụm xilanh, đường ống, motor, các cụm valve và ma sát.
- Các mũi khoan neo: Có chiều dài khác nhau dao động trong khoảng từ 1.5m và đường kính khoảng 35cm.
Ưu nhược điểm của phương pháp ép neo cọc bê tông
Ưu điểm
- Lực ép có tải trọng tầm 40 – 45 tấn, là phương pháp ép cọc an toàn, không làm ảnh hưởng đến những công trình liền kề.
- Thích hợp với những khu vực thi công có địa hình chật hẹp, trong thành phố hay trong hẻm nhỏ, giao thông thuận tiện.
- Thi công khá êm ái, không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
- Các bước triển khai rất nhanh chóng, chiếm mất từ 1 đến 3 ngày là quy trình đã hoàn thành.
- Chi phí ép cọc neo bê tông thấp hơn so với ép cọc tải sắt, tiết kiệm chi phí nhân công, phương tiện di chuyển.
- Chủ đầu tư, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá chất lượng của cọc ép.
Nhược điểm
- Sức chịu lực so với ép cọc tải sắt không bằng.
- Với tải trọng ép thấp, không phù hợp áp dụng cho nhà cao tầng có tải trọng lớn hay những công trình có quy mô lớn.
- Cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất trước khi tiến hành ép cọc neo.
Ép neo khác với ép tải như nào?
Cả hai phương pháp đều thi công ép cọc bằng máy ép thủy lực và vận hành bởi các loại thiết bị máy móc như xe cẩu bánh xích, cùng sử dụng dầm, tháp. Để phân biệt ép neo và ép tải, có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
- Về hệ phản lực, ép neo dùng đầu khoan neo để khoan vít vào lòng đất, rồi dùng hệ bu lông để liên kết giữa vít khoan và dầm ép cọc làm hệ phản lực, khó kiểm soát được trọng tải; ép tải sử dụng tải thép hoặc tải bê tông để làm hệ phản lực và có thể tính toán được trọng tải khi ép.
- Về lực ép tối đa: máy ép neo lực ép từ 40T trở xuống; máy ép tải có lực ép tối đa có thể lên đến 300T.
- Về mặt bằng thi công: Ép neo có thể thi công ở đường nhỏ, có mặt bằng bề ngang ít hơn 5m; ép tải thi công ở mặt bằng rộng, có bề ngang lớn hơn 8m, đường rộng 5m.
- Về đơn giá theo mét: Ép neo có giá thành rẻ hơn nhưng số lượng cọc nhiều hơn; ép tải có giá thành cao hơn vì phải vận chuyển chất tải trọng nhưng lực ép mỗi cọc lớn nên số lượng cọc ít hơn.
Giá ép cọc neo trên thị trường
Tùy vào loại cọc ép, kích thước và chính sách giá của đơn vị thi công mà giá ép cọc neo sẽ dao động trong các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường giá ép cọc neo vào khoảng:
- Công trình tính theo mét (trên 600md): 55,000 VND – 60,000 VND/md
- Công trình tính lô khoán (300md – 600md): 28 triệu đồng – 40 triệu đồng (trọn gói).
- Công trình tính lô khoán (dưới 300md): 22 triệu đồng – 30 triệu đồng (trọn gói).
Tham khảo thêm: Bảng giá ép cọc bê tông
Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp ép neo cọc bê tông, mong rằng đã cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích cho quý khách hàng. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp ép cọc khác như ép tải, ép âm cọc,… hoặc có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Hừng Sáng qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.