Quy trình ép cọc bê tông ly tâm 

Nội dung chính

Ép cọc bê tông ly tâm là phương pháp ép cọc được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà dân, cầu đường, kè sông kè biển… Để khách hàng hiểu hơn về phương pháp này, Hừng Sáng sẽ giới thiệu những vấn đề liên quan ép cọc bê tông ly tâm và quy trình ép cọc ly tâm thông qua bài viết dưới đây. 

Ép cọc bê tông ly tâm là gì? 

Ép cọc bê tông ly tâm là phương pháp sử dụng máy ép cọc chuyên dụng như máy robot, hay các loại máy ép cọc thủy lực với mục đích đẩy cọc bê tông ly tâm được đúc sẵn xuống sâu dưới lòng đất. 

Cọc bê tông ly tâm được thiết kế chắc chắn, phù hợp với từng hạng mục, có thể chịu được tải trọng của cả công trình, nhằm đảm bảo nền móng không bị nứt vỡ và an toàn trong quá trình sử dụng về sau. 

So với các phương pháp thi công ép cọc bằng tre hoặc cọc bê tông thông thường, thi công ép cọc bê tông ly tâm mang đến hiệu quả cao hơn, tiết kiệm nhiều chi phí và phù hợp với nhiều công trình có quy mô từ nhỏ đến lớn bao gồm nhà ờ, trường học, bệnh viện, khu dân cư…

ép cọc bê tông lý tâm
ép cọc bê tông lý tâm

Ưu nhược điểm của phương pháp ép cọc bê tông ly tâm 

Ưu điểm cọc bê tông ly tâm:

  • Cọc bê tông ly tâm được đúc từ nguyên liệu chất lượng cao, bền bỉ, chắc chắn, đảm bảo công trình luôn trong tình trạng tốt nhất. 
  • Cọc bê tông ly tâm có nhiều loại như D300/ D350/D400/D500, phù hợp với nhiều công trình khác nhau. 
  • Tiết kiệm chi phí tối ưu so với các loại cọc bê tông cốt thép thông thường. 
  • Phương pháp thi công ép cọc bê tông ly tâm làm giảm trọng lượng của cột nhiều lần, giúp rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả. 
  • Khả năng chịu lực cao, chống nứt vỡ nền móng tốt nên được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các công trình. 
gia cố nền móng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, cầu cảng
gia cố nền móng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, cầu cảng

Nhược điểm cọc bê tông ly tâm:

  • Trong quá trình vận chuyển đi xa, cọc bê tông ly tâm có thể bị nứt vỡ. 
  • Nếu quá trình đo trắc địa tính toán sai lệch có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc nền móng, khó sửa chữa và ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình. 
  • Nếu sử dụng các loại máy công nghiệp nén cọc không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng đầu và thân cọc bị nứt. 

Quy cách cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm được chia làm nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ứng dụng phù hợp cho từng hạng mục khác nhau. Cụ thể: 

Phân loại theo chủng loại và mã ký hiệu sản phẩm

  • Cọc bê tông ứng lực trước thường (PC): Đây là loại cọc bê tông ứng lực trước, sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm, cấp độ chịu nén của bê tông lớn hơn hoặc bằng B40. 
  • Cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao (PHC) và (NPH): Cấp độ chịu nén của bê tông lớn hơn hoặc bằng B602. 

Phân loại cọc bê tông ly tâm theo chỉ tiêu chất lượng cơ lý

Dựa vào giá trị mômen uốn nứt, cọc bê tông ứng lực trước thường (PC) chia làm 4 loại cấp tải: 

  • Cấp tải A: Mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 24.5 kN.m. 
  • Cấp tải AB: Mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 30 kN.m. 
  • Cấp tải B: Mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 34.3kN.m. 
  • Cấp tải C: Mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 39.2kN.m.
Phân loại theo giá trị mômen uốn, cọc bê tông dự ứng lực thường được chia thành 4 cấp tải trọng
Phân loại theo giá trị mômen uốn, cọc bê tông dự ứng lực thường được chia thành 4 cấp tải trọng

Cọc bê tông ứng trước cường độ cao (PHC) cũng được chia thành 4 loại cấp tải: A, AB, B, C. Còn cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao NODULAR được chia thành 3 loại cấp tải A, B và C. 

Phân loại theo hình dạng và kích thước đường kính ngoài

  • Cọc ly tâm thân thẳng (PC) và (PHC)
  • Cọc thân đốt (NPH)
  • Cọc bê tông ty tâm: 300; 350; 400; 450; 500; 600; 700; 800; 900; 1000; 1100; 1200.

Quy trình ép cọc bê tông ly tâm

Bước 1: Kiểm tra chất lượng cọc bê tông ly tâm, chuẩn bị những loại máy móc thiết bị cần thiết và ép thử cọc.

Kiểm tra chất lượng cọc
Kiểm tra chất lượng cọc

Bước 2: Tiến hành quá trình thi công ép cọc ly tâm đại trà tại công trình và lưu ý một số điểm dưới đây: 

  • Trong quá trình ép cọc, tổ giám sát cần thường xuyên quan sát đồng hồ nhằm đảm bảo ép đúng tải theo thiết kế, tránh sự cố không mong muốn dãn đến dư cọc ép. 
  • Ghi nhật ký thường xuyên đến khi tim cọc cuối cùng được ép xuống lòng đất. 
  • Cọc bê tông ly tâm được cẩu di chuyển đến bệ ép cách vị trí ép cọc ±10mm so với thiết kế. Lúc này, cần đảm bảo cọc theo phương thẳng đứng, ép từ từ xuống đất. 
  • Người vận hành cần kiểm soát, theo dõi từng chu kỳ xi lanh trên máy để không xảy ra sai sót.
bước 2
bước 2

Bước 3: Chồng thêm cọc bê tông ly tâm 

Trường hợp chưa đạt Pmin, cần tiến hành chồng thêm cọc bê tông ly tâm vào cọc thứ nhất. Đoạn cọc ép này cần dừng khoảng 0,3 – 0.7m từ mặt đất và kết nối với nhau bằng mối hàn chắc chắn. 

Mối hàn cọc phải đảm bảo kín vào nhau, 2 cọc thẳng đứng khi ép. Sau đó, tiến hành ép cọc từ từ, đạt yêu cầu thì dừng lại. 

Tiến hành ép lần lượt như vậy cho đến khi tim cọc cuối cùng được hoàn tất. Bên giám sát và thi công sẽ tiến hành nghiệm thu khối lượng, vị trí, chất lượng ép cọc, gửi về công ty, chủ đầu tư trước khi bàn giao công trình cho khách hàng. 

Xem video bên dưới của Hừng Sáng để rõ hơn về quy trình ép cọc ly tâm

Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm

Trong quá trình thi công ép cọc bê tông ly tâm cần đảm bảo một số tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền, độ chịu tải, kích thước dưới đây: 

  • TCVN 7201:2015: Quy định việc khoan hạ bê tông, nghiệm thu cọc sau khi thi công. 
  • TCVN 4453:1995: Quy định về kết cấu bê tông cốt thép và các loại bê tông tự ứng lực, quy phạm thi công, phương thức nghiệm thu công trình. 
  • TCVN 9346:2012: Quy định về kết cấu của bê tông cốt thép cần đảm bảo chất lượng. 
  • TCVN 8163:2009: Quy định về mối nối, mối hàn trên cọc bê tông ly tâm…

Ngoài ra, cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm tra chất lượng cọc ép bê tông ly tâm với những tiêu chí bao gồm: 

  • Kiểm tra vật liệu
  • Kiểm tra trang thiết bị
  • Quy trình sản xuất
  • Các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng. 
  • Đảm bảo cường độ chịu lực tốt khi sử dụng. 
  • Các thông số trên cọc bê tông ly tâm tuyệt đối không vượt quá mức theo quy định. 

Xem chi tiết: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ép cọc ly tâm

Tiêu chuẩn nghiệm thu ép cọc bê tông ly tâm

Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm được quy định dựa vào TCVN 7888 năm 2014. Nhà sản xuất cần chịu trách nhiệm hoàn toàn về lô sản phẩm mà mình cung cấp gồm: 

  • Vật liệu sản xuất bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn được pháp luật quy định, đáp ứng yêu cầu bổ sung dựa vào thiết kế công trình. 
  • Quy định mác bê tông có thể thay đổi theo 2 phương án bê tông mác 100 và bê tông mác 150 trở lên tùy thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của từng công trình hoặc bộ phận công trình khác nhau. 
  • Bề mặt bê tông cần được giữ ấm theo chế độ bảo dưỡng TCVN 5592 năm 1991. 

Hồ sơ nghiệm thu cọc bê tông ly tâm bao gồm những tiêu chuẩn như sau: 

  • Các chứng chỉ liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất bê tông như chứng chỉ xi măng, cốt liệu, chứng chỉ nước và phụ gia nếu có. 
  • Chứng chỉ đánh giá về chất lượng cọc bê tông ly tâm. 
  • Chứng chỉ nghiệm thu đánh giá chất lượng ngoại quan. Trường hợp có sửa chữa, cần cung cấp chứng chỉ sửa chữa ngoại quan có đính kèm hình ảnh sản phẩm có lỗi theo quy định. 
  • Chứng chỉ kiểm tra độ bền uốn nứt thân cọc theo kết quả thực hiện bởi phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có chức năng pháp lý cho công tác thử độ bền. 
  • Chứng chỉ về chỉ tiêu khác như khả năng bền cắt thân cọc, chỉ số uốn nứt thân cọc, độ bền uốn gãy, độ bền mối nối… 
  • Biên bản nghiệm thu xuất xưởng được ký kết giữa khách hàng và nhà sản xuất. 

Định mức ép cọc bê tông ly tâm

Tùy vào từng loại công trình, định mức ép cọc bê tông sẽ được quy định cụ thể dựa vào các định mức của Bộ xây dựng mà đơn vị thi công lập dự toán xây dựng.

Tuy nhiên, định mức ép cọc cần đảm bảo: Phù hợp với tính chất công trình, đặc điểm thiết kế công nghệ và đáp ứng tối đa các điều kiện trong quá trình thi công thực tế. 

Bên cạnh đó, định mức ép cọc bê tông ly tâm có thể tính thêm phần hao phí ca máy, công tác cẩu cọc thuộc phạm vị định mức công bố. 

Đơn vị thi công cần tiến hành định mức ép cọc ly tâm, lưu các thông số liên quan như đường kính, kích thước cọc bê tông, đặc tính địa chất (cạn hay dưới nước), độ sâu ép cọc để làm bản báo cáo gửi lên Bộ xây dựng.

Tiếp đến, Bộ xây dựng sẽ gửi bảng thông tư hướng dẫn cùng những vấn đề liên quan cho đơn vị thi công và chủ đầu tư để tiến hành thi công ép cọc bê tông ly tâm. 

ép cọc bê tông ly tâm hừng sáng
ép cọc bê tông ly tâm hừng sáng

Trên đây là những vấn đề liên quan đến ép cọc bê tông ly tâm. Hiện tại, Hừng Sáng nhận thi công ép cọc bê tông cho tất cả các công trình lớn nhỏ với máy móc thiết bị có sẵn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cam kết chi phí phải chăng hợp lý nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ đến Hừng Sáng, nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn tận tình, miễn phí. 

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn