So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi

Nội dung chính

Cọc ép và cọc khoan nhồi là 2 loại cọc được sử dụng phổ biến trong thi công móng cọc. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn, chắc chắn và bền vững của công trình về sau, chủ đầu tư cần lựa chọn được vật liệu thi công nền móng thích hợp với quy mô, địa hình nền đất, nhu cầu của mình. Dưới đây, Hừng Sáng sẽ giới thiệu những thông tin liên quan đến cọc ép và cọc khoan nhồi để khách hàng hiểu rõ hơn. 

So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi về các đặc điểm giống nhau  

Cọc ép và cọc khoan nhồi đều là vật liệu được sử dụng nhiều trong các phương pháp thi công làm móng cọc phổ biến tại công trình xây dựng. 

Hình thức tạo nên cọc ép và cọc khoan nhồi là những cây cọc bê tông cốt thép, có khả năng chịu lực lớn với mục đích nâng đỡ tải trọng, giúp công trình đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ trong quá trình sử dụng sau này. 

Tuy nhiên, mỗi loại cọc đều sở hữu cấu tạo, ưu nhược điểm riêng và phù hợp với những công trình khác nhau.

cọc đúc sẵn
Cọc ép được đúc sẵn

So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi về điểm khác nhau 

Để khách hàng hiểu hơn, chọn cho mình được loại cọc phù hợp, Hừng Sáng chia sẻ những đặc điểm khác nhau của 2 loại cọc ép và cọc khoan nhồi thông qua bảng dưới đây. 

Cọc ép Cọc khoan nhồi
Khái niệm   Cọc được đúc sẵn theo thiết kế, dùng máy móc thiết bị chuyên dụng ép cọc xuống lòng đất.  Sử dụng máy khoan thành lỗ cọc sẵn dưới lòng đất sau đó đẩy dàn thép xuống, đổ bê tông vào thành lỗ tạo ra sản phẩm được sử dụng trực tiếp trong quá trình thi công móng cọc. 
Cấu tạo  Cọc bê tông đúc sẵn, làm từ bê tông cốt thép, kích thước và tiết diện cọc tùy thuộc vào từng công trình cụ thể để quyết định, có thể là vuông, tròn hoặc tam giác. 

Với những công trình kiệm diện tích, chật hẹp, việc vận chuyển cọc ép khá cồng kềnh, gặp nhiều khó khăn. 

Cọc làm từ bê tông cốt thép nhưng được tạo trực tiếp tại công trường thi công móng cọc. 

Độ sâu, đường kính cọc đa dạng, dao động từ 600 đến 2500mm, thậm chí lớn hơn tùy vào quy mô công trình. 

Ưu điểm  Ép sâu đến độ sâu tương đối tại những công trình có địa chất yếu, khó thi công nền móng. 

Tiết kiệm chi phí, tối ưu phí nguyên vật liệu. 

Việc kiểm tra chất lượng cọc ép dễ dàng, được thực hiện trong từng khâu ép cọc. 

Sử dụng sức tải để ép cọc nên thời gian thi công nhanh. 

Sử dụng năng lượng tĩnh ép cọc nên không gây xung lượng lên đầu cọc, hạn chế tối đa tiếng ồn, không ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. 

Tăng độ an toàn, tin cậy, tuổi thọ cho công trình nhờ khả năng chịu tải rung động lớn của cọc ép. 

Linh hoạt sử dụng 2 phương pháp khoan tự hành và khoan thủ công nên phù hợp với nhiều địa hình nền đất, kể cả công trình trong ngõ hẻm, kiệm diện tích. 

Không xảy ra hiện tượng trồi đất, sụt lún, không ảnh hưởng đến cọc ép xung quanh, đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình thực hiện. 

Bố trí cọc dễ dàng, gọn gàng hơn do số lượng cọc trong một đài cọc ít. 

An toàn, tiết kiệm tối đa chi phí, rút ngắn thời gian thi công. 

Sức chịu tải lớn hơn cọc ép do độ sâu mũi và tiết diện lớn hơn. 

Khả năng chịu lực tốt, phù hợp với công trình lớn, tải trọng nặng, địa hình nền đất phức tạp. 

Không gây ra tiếng ồn, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. 

Thi công móng cọc dễ dàng, kể cả địa hình có nhiều lớp cát dày, đất đá cứng. 

Nhược điểm  Không thi công được trong điều kiện sức chịu tải quá lớn, địa hình nền đất xấu. 

Khâu chuẩn bị mặt bằng, dọn dẹp, san lấp công trình tốn nhiều thời gian. 

Vận chuyển cọc ép, tập kết trước 1 – 2 ngày thi công nên tốn chi phí. 

Chiều sâu ép cọc đạt mức trung bình, trải qua nhiều khâu kiểm định chất lượng cọc ép. 

Khâu kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi tốn nhiều thời gian, chi phí và phức tạp. 

Quá trình tạo lỗ khiến ma sát thành cọc với lớp đất giảm đáng kể. 

Xử lý cọc không đạt chất lượng khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp phải phá bỏ làm mới. 

Công nghệ thi công, tay nghề đội ngũ nhân viên phải đáp ứng chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao. 

Giá thành cao hơn so với cọc ép. 

Các loại Các loại cừ larsen, cọc bê tông ly tâm, cọc bê tông đúc sẵn, cọc bê tông dị ứng lực, cọc bê tông 200×200, cọc bê tông 250×250, cọc bê tông 300×300 Cọc khoan nhồi , cọc khoan nhồi D300, D400, D500, D6000, D7000, D1000, D1200
Công trình sử dụng  Cọc ép phù hợp với công trình có điều kiện thi công rộng rãi, các công trình liền kề đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ. 

Công trình có đường giao thông thuận tiện cho quá trình vận chuyển cọc ép và máy móc thiết bị chuyên dụng. 

Phù hợp với nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. 

Cọc khoan nhồi đáp ứng được điều kiện thi công trong quy mô chật hẹp, ngõ hẻm, công trình liền kề nhà cấp 4 dễ tổn thương. 

Không nên sử dụng cọc khoan nhồi trong điều kiện thi công quá rộng rãi, không có các công trình lân cận vì sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian, quá trình kiểm tra chất lượng cọc cũng khó khăn hơn. 

 

cọc ép và cọc khoan nhồi
Cọc ép và cọc khoan nhồi

Trường hợp nào nên sử dụng cọc ép và cọc khoan nhồi

Dựa vào những ưu và nhược điểm và điều kiện thực tế khi thi công các công trình, Hừng Sáng xin chia sẻ việc lựa chọn giữa 2 loại cọc này như sau:

Đối với cọc ép:

• Đối với những công trình có tải trọng mà móng băng không bảo đảm chịu lực, công trình có tải trọng không quá lớn để phải sử dụng cọc khoan nhồi (KS thiết kế kết cấu sẽ tính toán và đưa ra phương án)
• Thường dùng cho nhà dân dụng có tải trọng vừa phải
• Những công trình khác xung quanh có kết cấu chắc chắn
• Địa chất khu vực xung quanh công trình đảm bảo
• Mặt bằng rộng, giao thông thuận lợi để di chuyển cọc vào nơi xây dựng.

Đối với cọc khoan nhồi:

• Thường dùng trong trường hợp môi trường chật hẹp, các công trình liền kề xây chen
• Các công trình cải tạo sửa chữa, nâng tầng (khi điều kiện thi công không cho phép đào bỏ móng cũ)
• Những khu vực có địa chất nửa cứng, cọc bê tông không thể ép được sâu nhưng cọc khoan nhồi lại có thể dừng độ sâu theo ý muốn để có thể tính toán đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình
• Trong một số trường hợp khi tầng đất yếu dày, công trình cao trên 5 tầng
• Không nên dùng trong điều kiện thi công rộng rãi, không có công trình lân cận vì sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí nhiều hơn so với cọc ép
• Có thể sử dụng cả biện pháp khoan tự hành và khoan thủ công bằng giàn khoan điện nên dễ dàng cho các khu vực hẻm nhỏ.
Do đó tùy vào từng điều kiện tại công trình mà xác định xem nên dung loại cọc nào.
cọc khoan nhồi
Cọc nhồi D300, D400 rất phù hợp với quy mô nhà phố mà tải trọng lớn, và điều kiện thi công bắt buộc dùng cọc khoan nhồi.

Nên chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi? 

Tùy vào từng công trình cụ thể để quyết định nên chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi với mục đích tiết kiệm tối đa chi phí thực hiện, tối ưu chi phí nhân công và rút ngắn thời gian thi công móng cọc.

Hiện tại, Hừng Sáng đang cung cấp dịch vụ thi công cọc ép và cọc khoan nhồi với chất lượng vượt trội, giá thành phải chăng, máy móc thiết bị có sẵn cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao. 

Hừng Sáng nhận tư vấn lựa chọn loại cọc phù hợp với địa hình nền đất, quy mô, nhu cầu và tài chính của khách hàng. Hãy liên hệ đến Hotline 0969.89.7070, Hừng Sáng sẽ cử nhân viên đến trực tiếp công trình khảo sát, đưa ra phương án thi công móng cọc và báo giá chính xác cho khách hàng. 

Trên đây là những thông tin so sánh cọc ép và cọc khoan nhồi để khách hàng tham khảo. Để biết thêm thông tin, lựa chọn được vật liệu thi công móng cọc phù hợp, hãy liên hệ đến Hừng Sáng, nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn tận tình, chi tiết, đầy đủ nhất. 

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn