Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được tối đa chi phí, đảm bảo sự bền vững, chắc chắn cho công trình về sau và tối ưu thời gian thi công một cách hiệu quả nhất. Vậy, quy trình ép cọc bê tông như thế nào? Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu ngay dưới đây.
Công trình cần quy trình thi công ép cọc bê tông
Hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng đều áp dụng phương án thi công ép cọc bê tông để đảm bảo nền móng vững chắc và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng. Một số công trình cần thi công ép cọc có thể kể đến như:
Công trình lớn: Những công trình lớn như đóng cọc kè sông, kè biển, đóng cọc điện năng lượng mặt trời… yêu cầu đội ngũ nhân viên phải có kinh nghiệm và chuẩn bị máy móc, thiết bị hiện đại để tiến hành ép cọc hiệu quả nhất. Thông thường, những công trình lớn sẽ tiến hành kiểm tra địa hình nền đất, thi công ép cọc thử rồi mới tiến hành ép cọc bê tông theo đúng quy trình đặt ra.
Công trình nhỏ: Những công trình nhỏ, nằm trong ngõ hẻm sẽ được đội ngũ nhân viên sử dụng những máy móc có thiết bị nhỏ gọn như búa rung ép cọc bê tông và một số loại máy móc chuyên dụng khác nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc cao nhất và giảm tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến những khu vực dân cư xung quanh.
Công trình nhà dân: Hiện nay, những công trình nhà dân đều lựa chọn ép cọc bê tông để tạo nền móng vững chắc cho công trình. Móng nhà dân thường nhỏ và yêu cầu kỹ thuật ép cọc hiện đại nên việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín là điều rất cần thiết.
Công trình thương mại: Với những công trình thương mại, chủ đầu tư muốn tối ưu chi phí thì nên cân nhắc sử dụng dịch vụ thi công ép cọc bê tông với máy móc hiện đại để đạt hiệu quả như mong đợi. Cọc bê tông được lựa chọn để thi công công trình thương mại có kích thước khác nhau tùy vào từng địa hình nền đất nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cũng như sự chắc chắn cho công trình về sau.
Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép theo đúng tiêu chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, máy móc, cọc, nhân lực,…
Trước khi thực hiện quy trình thi công ép cọc bê tông đúng chuẩn, đội ngũ nhân viên của Hừng Sáng sẽ tiến hành kiểm tra mặt bằng và dọn dẹp những khối đất đá lớn, đảm bảo nền đất bằng phẳng, sạch sẽ, thuận lợi nhất cho quá trình thi công ép cọc.
Sau đó, nhân viên sẽ chuẩn bị những máy móc, thiết bị hiện đại như búa rung dùng để ép cọc, búa đập đá để phá đá, phá bê tông, xe đào, máy xúc… Những máy móc này phải đảm bảo chất lượng, tích hợp nhiều tính năng hiện đại, công suất lớn và hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt của Việt Nam.
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao, xác định đúng vị trí đóng cọc cũng là một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến thành công trong quá trình thi công ép cọc bê tông.
Bước 2: Quy trình ép cọc thử (ép cọc thí nghiệm)
Đối với những công trình, dự án quy mô lớn hoặc những công trình nhà phố, nhân viên của Hừng Sáng sẽ tiến hành tập kết cọc và ép cọc thử. Kết quả sẽ được báo cáo đầy đủ và chính xác cho chủ đầu tư cũng như đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế, thi công nhằm đưa ra phương án ép cọc đại trà tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Bước 3: Tiến hành thực hiện ép cọc bê tông
Sau khi đã ép cọc thử và tìm được phương án ép cọc bê tông mang đến hiệu quả cao và tối ưu thời gian thi công, đội ngũ nhân viên của Hừng Sáng sẽ tiến hành thi công ép cọc đại trà.
Đầu tiên, nhân viên Hừng Sáng sẽ vận chuyển, lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết cho quá trình thi công vào đúng vị trí. Tiếp đến, giá máy phải được kê tại những vị trí thăng bằng, chắc chắn và bắt đầu chỉnh máy sao cho đường trục của khung máy và trục của cọc bê tông thẳng đứng.
Liên kết búa rung và hệ thống dầm chất đối trọng hoặc hệ thống neo và kiểm tra cọc ép thêm một lần nữa.
Cố định cọc vào hàm kẹp búa rung và di chuyển đến vị trí ép. Sau đó, ép mũi cọc với tốc độ chậm và đều. Khi mũi cọc đã được ép đúng vị trí, nhân viên Hừng Sáng sẽ tiến hành nối cọc và hàn trước sau để đảm bảo mối nối thẳng đứng, 2 đoạn mối nối phải cùng một trục. Tiếp tục sử dụng búa rung để ép cọc với áp lực khoảng 3 – 4kg/cm2. Tốc độ ép cọc nên chậm, đều và không quá 2cm/sec để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý đối với quy trình ép cọc bê tông ly tâm tròn
Cọc ly tâm tròn thường được dùng trong những công trình lớn, yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên phải đạt tiêu chuẩn và sử dụng hàm kẹp tròn để cố định cọc ép nhằm đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Lưu ý đối với ép cọc bê tông vuông
Cọc bê tông vuông được ứng dụng rộng rãi trong các công trình lớn nhỏ khác nhau. Với cọc bê tông vuông, nhân viên Hừng Sáng sẽ sử dụng hàm kẹp vuông để cố định và di chuyển cọc ép đến vị trí thích hợp nhất. Tùy vào địa hình nền đất và quy mô công trình để lựa chọn cọc bê tông vuông phù hợp.
Tiêu chuẩn của quy trình thi công ép cọc bê tông
Quy trình thi công ép cọc bê tông phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn dưới đây:
- Thi công ép cọc cần tuân thủ bản vẽ thiết kế chi tiết và các biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động cũng như bảo vệ môi trường.
- Trước khi thi công ép cọc phải kiểm tra địa hình nền đất. Nếu địa hình phức tạp và quy mô lớn phải tiến hành ép cọc thử rồi báo cáo kết quả cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thiết kế thi công.
- Tiêu chuẩn về lực ép cọc: Lực ép cọc nhỏ nhất đạt 150% – 200% tải trọng thiết kế. Lực ép cọc lớn nhất đạt 200% – 300% tải trọng thiết kế.
Ngoài ra, quy trình thi công ép cọc bê tông còn phải thực hiện theo những tiêu chuẩn cụ thể:
- TCVN 4453: 1995 Quy định về thiết kế cọc bê tông cốt thép.
- TCVN 2737: 1995 Quy định về tải trọng – thiết kế.
- TCVN 4033: 1985 Xi măng pooclăng – puzolan.
- TCVN 2682: 1992 Xi măng pooclăng.
- TCVN 7570: 2006 Yêu cầu kỹ thuật đối với những cốt liệu được sử dụng cho bên tông nặng như cát tự nhiên, đá dăm, sỏi.
- TCVN 3118: 1993 Tiêu chuẩn về phương pháp xác định cường độ nén của bê tông nặng.
- TCVN 5592: 1991 Tiêu chuẩn bảo dưỡng ẩm tự nhiên đối với b tông nặng.
- TCVN 4506: 1987 Yêu cầu kỹ thuật về nước sử dụng cho vữa và bê tông.
- TCVN 1651: 1985 Tiêu chuẩn về thép cốt bê tông cán nóng.
- TCVN 5592: 1991 Tiêu chuẩn bảo dưỡng ẩm tự nhiên đối với bê tông nặng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu ép cọc
Tiêu chuẩn nghiệm thu ép cọc quy định người nghiệm thu phải chuyên nghiệp và thường xuyên theo dõi quy trình thi công nhằm xác định chính xác chất lượng của dự án. Trường hợp gặp sự cố hỏng hóc, sai sót thì nhân viên kỹ thuật tiến hành nghiệm thu phải báo cáo cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Các hồ sơ cần có trong quá trình nghiệm thu ép cọc gồm:
- Hồ sơ thiết kế đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu trắc địa định vị trục móng cọc.
- Chứng chỉ xuất xưởng cũng như chất lượng của cọc ép.
- Giấy tờ về quy trình ép cọc và biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn.
- Hồ sơ hoàn công có thuyết minh rõ ràng về những sai lệch theo địa hình nền đất và chiều sâu ép cọc, cọc bổ sung, những thay đổi trong bản thiết kế đã được chấp nhận, phê duyệt.
- Kết quả ép cọc thử.
- Kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc ép.
- Kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc theo TCVN 9393:2012.
Trên đây là những thông tin về quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép đúng tiêu chuẩn để quý khách hàng tham khảo. Nếu quý khách chưa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông chất lượng và giá thành phải chăng, hãy liên hệ đến Hừng Sáng để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất.