Thông thường, đối với các công trình xây dựng nhà ở, phần móng rất quan trọng có tác dụng nâng đỡ cho toàn bộ căn nhà. Trong đó, kỹ thuật đóng cọc bê tông móng nhà làm gia tăng khả năng chịu lực cho móng, nhằm mục đích chống lún, sập cho công trình được các kiến trúc sư và nhà thầu đánh giá cao và sử dụng rộng rãi hiện nay.
Tìm hiểu về cọc bê tông móng nhà
Cọc bê tông móng nhà giúp cho công trình được vững chắc, chịu được trọng tải lớn, không lo bị nghiêng vẹo hay lún khi đưa vào sử dụng, rất phù hợp trên khu mặt đất nền có địa hình yếu. Cọc bê tông móng nhà có hình trụ dài, được làm từ các vật liệu như bê tông, xi măng cốt thép… được đúc sẵn. Nền móng là bộ phận chịu được trọng tải lớn, quan trọng của toàn bộ công trình. Vì vậy yêu cầu phương pháp làm móng cọc trong thi công phải đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giải pháp làm móng khi xây nhà như cọc nhồi, cọc ép, cọc ép neo, cừ tràm… tuy nhiên tùy thuộc vào địa chất, cũng như lực tải của công trình mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Trong số đó ép cọc bê tông móng nhà được đánh giá tối ưu.
Tham khảo thêm: Móng cọc là gì? Tìm hiểu về móng cọc bê tông
Lợi ích của việc thực hiện phương pháp ép cọc bê tông móng nhà
Trước đây, khi chưa có trang thiết bị và máy móc hiện đại, công đoạn đóng cọc móng nhà thường sử dụng tre. Mặc dù phương pháp này có chi phí thấp, nhưng sau khi công trình xây dựng khoảng trên dưới 10 năm thì tre bị ngấm nước dẫn tới mục, ruỗng, không thể giữ được nền móng của ngôi nhà, dẫn tới tình trạng vô cùng nguy hiểm, sụt nền, nứt nền thậm chí sập đổ công trình. Ngày nay cách làm móng nhà ép cọc bê tông mang tới nhiều lợi ích như sau:
Kết cấu nhà bền bỉ, vững chắc
Phương pháp ép cọc bê tông móng nhà được đánh giá hiện đại, tiên tiến, đó là cọc được làm bằng chất liệu bê tông đặc kết hợp bên trong hai loại thép theo tiêu chuẩn đai 14 và đai 16. So với cọc tre, việc đóng cọc bê tông móng nhà có thể đạt được độ sâu 7m trong lòng đất. Cọc bê tông có thể chế tạo tại xưởng hoặc tại công trình, thường có tiết diện vuông, có kích thước khoảng 200×200 đến 400×400.
Giảm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, giảm chi phí
Hiện nay trong quá trình đóng cọc móng nhà, các đơn vị thi công sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, không chỉ đẩy nhanh tiến độ công trình mà còn giảm đi chi phí thuê nhân công lại không gây ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng khu vực xung quanh dân cư.
Khả năng chịu được lực lớn
Đối với các khu vực nền đất yếu, việc sử dụng phương pháp đóng cọc bê tông móng nhà là một điều tất yếu. Kỹ thuật này giúp cho ngôi nhà được ổn định, không lo bị sập hay lún. Nếu trường hợp nền đất quá yếu, đội ngũ thi công sẽ tiến hành đào bới, loại bỏ phần đất xấu rồi mới tiến hành thực hiện kỹ thuật ép cọc bê tông móng nhà.
Thời gian thực hiện thi công công trình nhanh chóng
Thực tế, nếu đất càng lún mà diện tích xây dựng lớn thì việc thi công tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi sử dụng kỹ thuật ép cọc móng nhà, đóng cọc bê tông móng nhà thì thời gian thực hiện công trình nhanh, trung bình một ngày số lượng cọc được ép là 10-12 cọc.
Cách ép cọc bê tông móng nhà
Sau khi đã nắm rõ được các ưu điểm của kỹ thuật ép cọc bê tông móng nhà, sau đây Hừng Sáng sẽ mô tả các bước trong cách thực hiện phương pháp này. Chuẩn bị mặt bằng thi công, xác định chính xác vị trí các cọc cần ép, nếu đất lún thì dùng gỗ chèn lót trước để quá trình ép cọc được đảm bảo an toàn và ổn định. Trước khi thi công đóng cọc bê tông móng nhà cần có công đoạn thiết kế, lên bản vẽ chi tiết cho hệ thống móng cọc.
Bước 1: Ép cọc C1
Tiến hành ép cọc C1 vào vị trí đã định sẵn. Chú ý khi dựng cọc vào giá đỡ, yêu cầu theo đúng hướng được thể hiện trên bản vẽ thiết kế trước đó.
Trong quá trình ép cọc, đóng cọc bê tông móng nhà yêu cầu nhân công thực hiện từ từ để đảm bảo kỹ thuật được đúng và chất lượng. Trong trường hợp xảy ra lỗi, phải dừng lại và điều chỉnh để thanh cọc ép về lại đúng vị trí đã quy định.
Bước 2: Thi công ép cọc, đóng cọc bê tông móng nhà
Cọc cần được ép đến độ sâu được quy định, sao cho tâm cọc trùng với trục đoạn mũi cọc và có độ nghiêng không quá 1%.
Tiếp tục gia tải lên cọc bằng một lực ở vị trí tiếp xúc và tiến hành hàn mối nối theo thiết kế.
Trong quá trình thực hiện thi công ép cọc, đóng cọc bê tông móng nhà phải giám sát đội ngũ thi công.
Sau khi cọc được ép đến nền đất, dùng thiết bị chụp vào đầu cọc, tiếp tục ép tới độ sâu tiêu chuẩn của bản thiết kế.
Bước 3: Hoàn thành
Khi cọc đã được ép tới một vị trí nhất định, tiếp tục dời máy móc sang vị trí khác để thực hiện các cọc còn lại của công trình.
Việc thiết kế móng cọc nhà dân hiện nay thường sử dụng hai loại phổ biến nhất, đó là:
- Móng nhà ép cọc bê tông tròn ly tâm là loại cọc được chế tạo theo phương pháp quay ly tâm thường có các đường kính như sau: D300, D350, D400, D500.
- Cọc bê tông cốt thép vuông gồm có các kích thước như sau: 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 350x350mm, 400x400mm.
Ép cọc bê tông móng nhà 2 tầng, 3 tầng
Việc đóng cọc bê tông móng nhà thường được sử dụng cho các ngôi nhà phố, nhà dân dụng có kết cấu 2, 3 tầng để gia tăng độ bền cho nền móng của công trình. Móng cọc bê tông giúp cho công trình được bền chắc và vững vàng hơn rất nhiều, trong khi đó tải trọng của nhà 2 tầng, 3 tầng rất lớn. Trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng ép cọc bê tông nhà 2 tầng, ép cọc bê tông nhà 3 tầng, đó là:
- Phần đất nền nằm trong khu vực bị tác động bởi ao, sông, hồ, có mực nước ngầm cao…
- Nhà 2 tầng, 3 tầng có tải trọng lớn
Móng cọc nhà 2 tầng, móng cọc ép nhà 3 tầng thường sử dụng loại cọc bê tông có diện tích như sau 250x250mm, có dạng hình vuông, chiều dài tối đa 12m. Loại cọc này được đúc sẵn, có khả năng chịu trọng tải cao, đáp ứng nhu cầu thi công nhanh chóng.
Một số lưu ý khi thực hiện ép cọc nhà 2 tầng, ép cọc bê tông nhà 3 tầng
Một ngôi nhà vững chãi, bền vững theo thời gian, yêu cầu phải có một nền móng cực kỳ kiên cố. Để đạt được hiệu quả cao, phương pháp đóng cọc bê tông móng nhà được xem là giải pháp hữu hiệu, được đổ từ bê tông đặc nguyên khối, cùng với sắt đai phi 14 hoặc 16. Vì vậy, khi thực hiện đóng cọc bê tông móng nhà kết cấu móng cọc nhà 3 tầng, 2 tầng yêu cầu chú ý một số điểm như sau:
Tùy thuộc vào địa hình địa chất mà lựa chọn loại cọc phù hợp
Tùy vào địa hình, địa chất ở mỗi vị trí mà đất tơi, xốp, độ lún như thế nào để lựa chọn cọc cho phù hợp. Với những công trình được xây dựng trên nền đất lún yêu cầu số lượng cọc bê tông cần ép phải nhiều để đảm bảo sự vững chãi cho căn nhà.
Tuân thủ đúng vị trí cọc cần ép
Trước khi thi công đóng cọc bê tông móng nhà đánh dấu vị trí tim cọc, việc này giúp cho quá trình ép cọc được chính xác tránh tình trạng bị lệch hay vỡ cọc.
Đảm bảo độ sâu chính xác
Trong quá trình ép cọc, yêu cầu đóng cọc bê tông móng nhà liên tục cho đến khi phần cọc còn trồi lên nền mặt đất khoảng 60-80cm. Trường hợp chưa đạt được độ sâu như tiêu chuẩn thì cần nối cọc tiếp tục ép cho đến khi đạt đúng yêu cầu.
Kiểm tra kỹ lưỡng kỹ thuật khi nối cọc
Khi chưa đạt đủ độ cao, nối cọc là điều cần thiết. Trong quá trình nối cọc, cần kiểm tra kỹ thuật đường hàn có đúng theo thông số quy định hay không.
Đảm bảo độ an toàn khi thi công cọc
Đội ngũ công nhân thi công công trình nhà ở phải kiểm tra máy móc, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, chấp hành các quy định về an toàn khi vận hành thiết bị.
Muốn cho công trình nhà ở được bền chắc theo thời gian thì kỹ thuật ép cọc bê tông là một trong các phương pháp giúp cho móng nhà được vững chắc trên nền đất yếu. Để công trình xây dựng an toàn yêu cầu khách hàng lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công đóng cọc bê tông móng nhà có kinh nghiệm và tiếng tăm trong lĩnh vực xây dựng. Không riêng gì nhà 2 tầng, 3 tầng việc ép cọc bê tông nhà cấp 4 cũng rất quan trọng, giúp cho nền móng ngôi nhà được vững chắc.