Móng cọc là gì? Tìm hiểu về móng cọc bê tông

Nội dung chính

Công trình xây dựng nếu không có hệ thống móng cọc vững chãi thì rất dễ xảy ra tình trạng sụp đổ, sụt lún. Vậy móng cọc là gì? Có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Móng cọc là gì?

Móng cọc hay móng cọc bê tông là loại móng có hình trụ dài, được chế tạo từ các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm, được ép xuống đất bằng các máy chuyên dụng để gia cố nền móng và nâng đỡ cho toàn bộ cấu trúc của công trình xây dựng. Loại móng này được sử dụng cho hầu hết các công trình có kết cấu lớn, nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở.

Móng cọc là gì? Tìm hiểu về móng cọc bê tông
Bản vẽ móng cọc

Cấu tạo, thiết kế và kết cấu móng cọc

Cấu tạo móng cọc

Kết cấu móng cọc thường có 2 bộ phận chính:

  • Cọc: Phần thân chính có chiều dài lớn hơn bề rộng tiết diện ngang, được đóng, ép vào nền đất nhằm cố định kết cấu của công trình xây dựng, tránh tình trạng sụt lún, nghiêng lệch.
  • Đài cọc: Dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bổ tải trọng của công trình xây dựng lên các cọc.
Cấu tạo, thiết kế và kết cấu móng cọc
Cấu tạo của móng cọc

Quy định khi thiết kế móng cọc

Tiêu chuẩn chung khi thiết kế móng cọc là đơn vị thi công cần phải tiến hành khảo sát địa hình để lựa chọn được cọc phù hợp tiêu chuẩn. Mô hình cọc được chọn cũng phải phù hợp với kết cấu công trình, khả năng chịu lực, độ sụt lún của nền đất,… Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế cho công trình cũng cần được đảm bảo.

Với từng loại móng cọc, sẽ có những quy định riêng như sau:

  • Móng cọc đài thấp là loại móng nằm thấp hơn mặt đất nên khi thi công cần phải thực hiện các tính toán về kích thước của cọc và của đài cọc; xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn; sơ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng và bố trí cọc trong nền móng.
  • Móng cọc nhà dân: Loại móng cọc này thường dùng cho công trình nhà thấp bình thường và công trình kẹp khe trên phố, nhằm giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.
  • Móng cọc cừ tràm: Móng cọc này sử dụng cho nền đất yếu, có diện tích nhỏ, độ dài cọc thường từ 3m – 6m, mật độ đóng khoảng 25 cọc/m2. Khi sử dụng cọc cừ tràm cần chú ý đến địa thế xung quanh bởi chúng bị ảnh hưởng bởi nước ngầm.
Quy định khi thiết kế móng cọc
Thiết kế móng cọc – hình ảnh thực tế

Các loại móng cọc phổ biến

Hiện nay có 2 loại móng cọc phổ biến sau đây:

  • Móng cọc đài thấp: Là loại móng cọc nằm dưới mặt đất và được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Chúng chỉ chịu nén, mà không chịu tải trọng uốn
  • Móng cọc đài cao: Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng sẽ nhỏ hơn chiều cao của cọc. Chúng chịu cả hai tải trọng nén và tải trọng uốn.
Các loại móng cọc phổ biến
Các loại móng cọc

Phân biệt móng bè, móng cọc và móng băng

Móng băng, móng bè và móng cọc là những loại móng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy vào địa hình, nền đất và quy mô xây dựng mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại móng phù hợp. Có thể phân biệt 3 loại móng này như sau:

Đặc điểm Móng băng Móng bè Móng cọc
Thành phần, hình dáng Gồm một lớp bê tông lót mỏng hoặc một bản mỏng trải rộng chạy liên tục bên dưới nền móng. 

Được chia thành móng băng độc lập (băng một phương) hoặc giao nhau hình chữ thập (băng hai phương) tạo thành khối thống nhất, dày vừa phải với công dụng đỡ kết cấu tòa nhà. 

Gồm một lớp bê tông mỏng nằm sâu dưới dầm móng hoặc trải rộng bên dưới công trình.  Sử dụng cọc tròn hoặc cọc vuông bê tông cốt thép kết hợp với máy chuyên dụng để ép cọc sâu vào lòng đất. 

Móng cọc được dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất đá bên dưới và xung quanh nó với mục đích đảm bảo sự chắc chắn cho công trình. 

Công trình phù hợp Công trình có diện tích vừa, không quá rộng. 

Công trình có nền đất xấu, không đảm bảo.

Công trình không sử dụng móng đơn. 

Công trình có tải trọng nhỏ, chiều cao thấp. 

Công trình nền đất tốt, chiều dày lớp địa tầng lớn, ổn định. 

Công trình có tải trọng khá lớn. 

Công trình xây dựng trên nền đất yếu. 

Nhà phố cao tầng. 

Ưu điểm Móng băng truyền đều tải trọng công trình cho hệ thống cọc bê tông bên dưới nếu tâm tải trọng bên trên đặt trùng với tâm tải trọng của móng băng. Giảm tối đa áp lực xuống đáy móng. 

Hạn chế tình trạng sụt lún, lún lệch giữa các cột. 

Nếu hẻm quá nhỏ, dưới 1m6, máy ép cọc không vào được có thể sử dụng móng băng thay thế móng cọc. 

Móng bè thi công nhanh, tiết kiệm chi phí nếu được áp dụng cho công trình có đặc điểm phù hợp.  Móng cọc chịu lực tốt, giá thành phải chăng, thời gian thi công nhanh chóng. 

Vì là loại móng sâu nên móng cọc rất chắc chắn, độ bền cao ngay cả khi sử dụng cho nền đất yếu. 

Giúp quá trình nâng tầng dễ dàng, thuận lợi. 

Cọc ép neo có khả năng chịu tải từ 40 – 60 tấn. 

Cọc ép tải có khả năng chịu tải trên 60 tấn. 

Cọc khoan nhồi chịu tải tốt, ứng dụng phổ biến trong thi công móng cọc nhà cao tầng. 

Nhược điểm Móng băng không thể thi công tại địa hình nhiều đất bùn yếu, bề mặt không ổn định. 

Vì là móng nông nên độ ổn định của móng băng chỉ ở mức tương đối. 

Tình trạng lật, trượt khi momen lực ngang cao có thể xảy ra. 

Thi công móng băng phức tạp nếu áp dụng cho công trình có mực nước mặt nằm sâu bên dưới. 

Chỉ áp dụng được đối với những công trình đáp ứng đặc điểm về nền đất, địa chất,…

Nếu lớp địa chất bên dưới không đảm bảo, móng bè dễ bị lún, lún lệch. 

Trường hợp bị lún, rất khó hàn gắn sự nứt vỡ trong kết cấu ban đầu nên tuổi thọ, độ bền công trình bị giảm đáng kể. 

Quá trình đổ bê tông toàn khối ở các khớp nối không xử lý kỹ sẽ giảm khả năng chịu lực, gây khó khăn khi chống thấm tầng hầm. 

Hình thành cung trượt dẫn đến sạt lở móng khi công trình liền kề thi công hố móng. 

Số lượng tim cọc, độ sâu của cọc càng cao thì chi phí thi công càng nhiều. 

Không phù hợp để ép cọc điều kiện nền đất cứng. 

Máy ép cọc không thể vào nên hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công. 

Cọc khoan nhồi có chi phí cao hơn rất nhiều so với cọc ép tải. 

Ảnh hưởng đến kết cấu móng của công trình kế bên. 

Với cọc ép neo, số lượng tim cọc rất nhiều. 

 

Trên đây là những thông tin về móng cọc để khách hàng tham khảo. Tùy vào địa hình nền đất, quy mô công trình để lựa chọn được loại móng, phương án thi công mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy liên hệ đến Hừng Sáng ngay hôm nay, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn, báo giá chi tiết và hỗ trợ để quý khách chọn được dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mục đích sử dụng. 

 

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn