Kiểm tra chất lượng và báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

Nội dung chính

Muốn kiểm tra chất lượng cọc bê tông đúc sẵn một cách chính xác, chủ đầu tư và nhà thầu cần xác định rõ các yếu tố bao gồm: Khái niệm, phân loại, kích thước phổ biến, giá cả, mối nối, mật độ thép bên trong… Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn, Hừng Sáng sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề kiểm tra chất lượng và báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn dưới đây.

Kiểm tra chất lượng cọc bê tông đúc sẵn
Kiểm tra chất lượng và báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

Cọc bê tông đúc sẵn là gì?

Cọc bê tông đúc sẵn hay còn gọi là cột bê tông đúc sẵn, trụ bê tông đúc sẵn, cột bê tông cốt thép đúc sẵn…

Cọc bê tông đúc sẵn là loại cọc chống hoặc cọc treo, được sản xuất bằng khuôn sẵn theo tiêu chuẩn tại nhà máy và di chuyển đến công trường xây dựng khi đã đảm bảo được chất lượng, đủ cường độ tránh tình trạng nứt vỡ thân cọc, va chạm cọc với những vật liệu khác trong quá trình vận chuyển.

Loại cọc này được ứng dụng phổ biến tại các công trình yêu cầu tải trọng lớn. Cọc có tiết diện vuông, tam giác, chữ nhật, tròn, hoặc chữ T… Mỗi loại thiết diện sẽ có công nghệ sản xuất riêng. 

Cọc được cấu thành từ hai loại vật liệu chính là bê tông và cốt thép và rất đa dạng về chiều dài, từ 5m đến 25m, có khi lên đến 45m tùy theo điều kiện công trình sẽ quyết định chiều dài của cọc. Ví dụ như chiều ngang của cọc vuông thường là 20×20, 25×25, 30×30, 35×35, 40×40, khi cọc có thiết diện 20×20 đến 30×30 thì chiều dài thường nhỏ hơn 10m, cọc có thiết diện 35×35 – 40×40 có chiều dài trên 10m.

Cọc bê tông đúc sẵn được sản xuất theo yêu cầu phải đảm bảo mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông theo TCVN và tiêu chuẩn của Bộ xây dựng. Mác bê tông được phân loại từ mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300, mác 350, mác 400,…

Cọc bê tông đúc sẵn là gì?
Công trường sản xuất cọc bê tông đúc sẵn

Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn cần đảm bảo một số yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Sản xuất bằng bê tông cốt thép đúc sẵn tại nhà máy hoặc công trường, sử dụng máy móc chuyên dụng để ép hoặc đóng cọc xuống nền đất.
  • Mác bê tông: Tùy theo hạng mục công trình để áp dụng mác cọc phù hợp, thông thường cọc bê tông thương phẩm trên thị trường áp dụng mác bê tông 250, loại chất lượng cao là mác bê tông trên 300.
  • Chiều dày lớp bảo vệ cọc phải đạt tối thiểu 3m, cọc sản xuất đúng thiết kế tránh nứt vỡ, bong tách, rò rỉ cốt thép.
  • Khuôn đúc cọc cần đáp ứng tiêu chí: Thẳng, được bôi trơn chống dính nhằm cung cấp đầy đủ độ ẩm trong quá trình chế tạo, chống bám dính.
  • Thép thân cọc: Mật độ thép không được nhỏ hơn 0,8% đối với cọc đóng bằng búa và 0,5% đối với các loại cọc ép. Mật độ thép 1-2% trong trường hợp mũi cọc xuyên qua tầng lớp đất rắn, dày, tỷ số L/D lớn hơn 60, các cọc bố trí dày đặc trên 1 khoảng lớn. 
  • Bê tông thân cọc: Cường độ bê tông thân cọc không thấp hơn C30, độ dày lớp bảo vệ cốt thép không được nhỏ hơn 30mm. Dựa vào độ dài, thiết diện và độ dày bê tông thân cọc để xác định chất lượng bê tông thân cọc.
  • Bãi đúc cọc phải phẳng, tránh tính trạng gồ ghề làm cọc bị cong, lồi lõm

Các loại cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

Hiện nay, có 2 loại cọc bê tông đúc sẵn được ứng dụng phổ biến bao gồm: Cọc vuông bê tông cốt thép (cọc bê tông thường) và cọc bê tông cốt thép dự ứng lực (cọc bê tông ly tâm).

Cọc vuông bê tông cốt thép (cọc bê tông thường)

Các loại cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
Cọc vuông bê tông cốt thép

Cọc vuông bê tông cốt thép (cọc bê tông thường) là loại cọc chế tạo từ thép xây dựng và bê tông thường, phần lớn được đúc sẵn trong nhà máy và một số ít đúc tại công trường (đối với công trình có quy mô lớn).

Phương pháp thi công cọc bê tông thường có thể là ép hoặc đóng cọc xuống nền đất. Loại cọc được dùng phổ biến nhất là cọc vuông, phụ thuộc vào từng thiết kế để quyết định chiều dài tiết diện cọc phù hợp. Nếu chiều dài cọc quá lớn nên chia thành từng đoạn ngắn giúp thuận tiện trong quá trình chuyên chở và phù hợp với thiết bị hạ cọc khác nhau.

Ở Việt Nam, cạnh cọc bê tông thường phổ biến khoảng 0.2 – 0.4m, chiều dài cọc nhỏ hơn 12m. Mác bê tông cọc đạt từ 250 – 350, cấp độ bền đạt B20 – B25.  Cọc vuông bê tông cốt thép phù hợp với địa hình nền đất mới san lấp, cứng vững, nhiều chướng ngại vật.

Quá trình đập đầu cọc sẽ được thực hiện bằng máy khoan đập bê tông cầm tay. Sau khi đầu cọc được đập ra, đội ngũ công nhân tiến hành vệ sinh uốn nắn thép đầu cọc để liên kết với đài móng trước khi đổ bê tông.

Cọc bê tông cốt thép dự ứng lực (cọc bê tông ly tâm)

coc ly tam
Cọc ly tâm

Cọc bê tông cốt thép dự ứng lực hay còn gọi là cọc bê tông ly tâm dự ứng lực có hai hình dạng phổ biến là cọc hình tròn và cọc hình vuông có mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên. Để sản xuất cọc, người ta sử dụng phương pháp ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ 400-600 tương đương B40 – B60. Tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc để xác định chiều dài và bề dài thành cọc.

Xem thêm Cọc bê tông ly tâm là gì? Ưu điểm và ứng dụng

Loại cọc này phù hợp với địa hình nền đất bằng phẳng, không có chướng ngại vật, quy mô lớn, rộng thoáng. Để hạ cọc có thể áp dụng thiết bị như hạ bằng búa, máy ép cọc, xoắn, dùng phương pháp xói nước. 

Ưu điểm của cọc bê tông dự ứng lực so với cọc bê tông thường là khả năng chịu được tải ngang lớn do bê tông của cọc này được ứng lực từ trước nên tăng khả năng chịu kéo chống ăn mòn, chống thấm cao.

Vì cọc bê tông dự ứng lực sử dụng bê tông và cốt thép cường độ cao nên có thể giảm tiết diện cốt thép, giảm trọng lượng cọc, thuận tiện cho quá trình vận chuyển đến công trường.

Kích thước cọc bê tông đúc sẵn  

Cọc bê tông đúc sẵn có nhiều kích thước khác nhau, trong đó 3 kích thước phổ biến nhất với thông số kĩ thuật như sau:

ban ve cac loai btct
Bản vẽ kĩ thuật mẫu của 1 số cọc bê tông cốt thép thông dụng

Cọc BTCT 200×200

  • Tên lọai cọc: Cọc BTCT 200×200 
  • Thép chủ: Cọc BTCT 200×200 thường sử dụng 4 cây thép chủ phi 14.
  • Chiều dài cọc bê tông thông thường: 3m, 4m, 5m, 6m…
  • Mác cọc bê tông tại xưởng: #250
  • Lực ép dao động trong khoảng: Pmax= 70 tấn, Pmin: 45 tấn.
  • Cọc được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO – 9002
  • Sức chịu tải cọc: 20-30 tấn.
  • Bao gồm đá, cát, xi măng
  • Hạng mục thi công chủ yếu: Nhà dân dụng

Xem chi tiết: Báo giá cọc bê tông 200×200

Cọc BTCT 250×250

Cọc BTCT 250x250
Khuôn đúc cọc bê tông
  • Tên loại cọc: Cọc BTCT 250×250
  • Thép chủ: Cọc BTCT 250×250 sử dụng 4 cây thép chủ phi 14 và phi 16.
  • Mác cọc bê tông tại xưởng: #250.
  • Chiều dài cọc bê tông: 3m, 4m, 5m, 6m, 7m…
  • Lực ép dao động trong khoảng: Pmax= 140 tấn, Pmin: 60 tấn.
  • Cọc được sản xuất theo tiêu chuẩn chuẩn ISO – 9002.
  • Sức chịu tải: 30 – 70 tấn
  • Bao gồm đá, cát, xi măng.
  • Hạng mục thi công chủ yếu: Nhà dân dụng và dự án

Xem chi tiết: Bảng báo giá cọc bê tông 250×250

Cọc BTCT 300×300  

  • Tên loại cọc: Cọc BTCT 300×300
  • Thép chủ: Tùy vào thiết kế, cọc BTCT 300×300 sử dụng 4 hoặc 8 cây, phi 16, 18.
  • Mác cọc bê tông tại xưởng: #250 hoặc #300 với những thiết kế cao hơn.
  • Chiều dài cọc bê tông: 4m, 5m, 6m, 7m, 8m, 9m.
  • Lực ép dao động trong khoảng: Pmax= 160 tấn, Pmin: 80 tấn.
  • Cọc được sản xuất theo quy chuẩn ISO – 9002.
  • Sức chịu tải: 40-80 tấn
  • Bao gồm đá, cát, xi măng.
  • Hạng mục thi công chủ yếu: Công trình, dự án lớn

Xem chi tiết: Báo giá cọc bê tông cốt thép 300×300

Cách kiểm tra chất lượng cọc bê tông đúc sẵn

Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995. Để kiểm tra chất lượng cọc bê tông cốt thép cần trải qua các khâu sau đây:

Kiểm tra vật liệu trước khi sử dụng để đúc cọc 

kiem tra nguyen vat lieu duc coc
Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và mẫu bê tông đúc cọc
  • Chứng chỉ xuất xưởng của các nguyên vật liệu như sắt, thép, si măng…
  • Kết quả thí nghiệm nguyên vật liệu đầu vào theo tiêu chuẩn hiện hành
  • Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông
  • Đường kính cốt thép chịu lực
  • Cấp phối bê tông
  • Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc
  • Đường kính, bước cốt đai
  • Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép
  • Sự đồng đều của các lớp bê tông bảo vệ
  • Văn bản tài liệu cho biết kết quả nghiệm thu nguyên vật liệu và mẫu bê tông

Kiểm tra kích thước hình học của cọc bê tông

Khi kiểm tra kích thước cọc cần lưu ý kiểm tra các đặc điểm sau đây:

  • Sự cân xứng của cột thép trong tiết diện cọc
  • Kích thước tiết diện cọc
  • Độ đều đặn của mũi cọc
  • Độ vuông cóc của tiết diện các đầu cọc với trục
kiem tra duc coc be tong
Kiểm tra kích thước hình học của cọc bê tông

Nghiệm thu cọc bê tông trước khi đưa vào sử dụng

Căn cứ theo Mục 5 “Vật liệu cọc” của tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 – Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu. Cọc bê tông đúc sẵn chất lượng phải đảm bảo:

  • Vết nứt (nếu có) không rộng hơn 0,2mm.
  • Độ sâu vết nứt ở góc không được vượt quá 10mm
  • Tổng diện tích do bị lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không được lớn hơn 5 % tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.

Bên cạnh đó, cọc bê tông đúc sẵn đạt tiêu chuẩn còn phải có độ sai lệch về kích thước không được vượt quá quy định theo bảng sau:

Nghiệm thu cọc bê tông trước khi đưa vào sử dụng
Cọc bê tông đúc sẵn đạt tiêu chuẩn còn phải có độ sai lệch về kích thước không được vượt quá quy định
STT Tiêu chí đánh giá Mức sai lệch cho phép (mm)
1 Chiều dài đoạn cọc ± 30
2 Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa) ± 5
3 Chiều dài mũi cọc ± 30
4 Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) 10
5 Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc
6 Độ lệch mũi cọc khỏi tâm 10
7 Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:  
  – Cọc tiết diện đa giác, % nghiêng 1
  – Cọc tròn, % nghiêng 0,5
8 Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc ± 50
9 Độ lệch của móc treo so với trục cọc 20
10 Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ ± 5
11 Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai ± 10
12 Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ ± 10
13 Đường kính cọc rỗng ± 5
14 Chiều dày thành lỗ ± 5
15 Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc ± 5
Giá trụ bê tông đúc sẵn trên thị trường -Báo giá cọc bê tông đúc sẵn trên thị trường
Bê tông đúc sẵn trên thị trường có nhiều phân khúc giá cả khác nhau

Báo giá cọc bê tông đúc sẵn trên thị trường

Giá cọc bê tông đúc sẵn có sự khác nhau giữa các loại cọc, quy mô công trình và địa chỉ cung cấp. Khách hàng có thể tham khảo bảng giá cọc bê tông đúc sẵn được Hừng Sáng tổng hợp dưới đây:

 STT Cọc bê tông sản xuất ĐVT Mác Đơn giá (đ/m)
 1 Loại cọc bê tông 200×200 md 200 140.000 – 155.000
 2 Loại cọc bê tông 250×250 md 250 175.000 – 210.000
 3 Loại cọc bê tông 300×300 md 300 350.000 – 400.000
 4 Loại cọc bê tông 350×350 md 350 420.000 – 450.000
 5 Loại cọc bê tông 400×400 md 400 450.000 – 550.000

Lưu ý: giá cọc bê tông đúc sẵn ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào chất lượng, số lượng và địa chỉ cung cấp để quyết định chính xác giá bán của từng loại cọc cụ thể. 

Trên đây là thông tin được công ty Hừng Sáng cung cấp về cách kiểm tra chất lượng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn cũng như một vài gợi ý về địa chỉ mua bán cọc đúc sẵn đạt chuẩn. Nếu quý khách cần tư vấn trong việc chọn loại cọc cũng như kích cỡ cọc phù hợp với công trình thi công thì đừng ngần ngại liên hệ Hotline 24/7: 0907.78.7070  hoặc qua  Facebook công ty Hừng Sáng để được tư vấn dịch vụ 24/7

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn