Phương pháp ép cừ vây là gì? Ưu và nhược điểm

Nội dung chính

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để thi công xây dựng tầng hầm. Trong đó, phương pháp ép cừ vây phổ biến nhất và mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thực hiện. 

Ép cừ vây là gì? 

Ép cừ vây là phương pháp thi công được ứng dụng nhiều trong các công trình đào đất làm tầng hầm với mục đích làm tường chắn tạm trong quá trình thi công nền móng ép cọc để ngăn chặn mực nước ngầm vào công trình âm dưới đất, tránh tình sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thuận tiện lắp đặt cột chống đỡ hố đào, neo trong đất. 

ép cừ vây
Ép cừ vây tạo hàng vây chắn cho các công trình lớn

Ưu và nhược điểm 

Phương pháp ép cừ vây mang đến nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm 

  • Phương pháp ép cừ vây chịu được ứng suất động cao. 
  • Tiết kiệm tối đa chi phí thi công nhờ khả năng tái chế vật liệu nhiều lần. 
  • Chịu lực tốt, dễ dàng chuyên chở và sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện nên tối ưu chi phí nhân công. 
  • Trường hợp muốn tăng chiều dài cho cừ vậy, chỉ cần nối chúng lại với nhau bằng mối nối hàn hoặc bulong dễ dàng. 
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn, không ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. 
  • Chắn nước tốt, đảm bảo chất lượng trước và sau thi công công trình. 

So với các phương pháp ép cọc khác như ép cọc bê tông cốt thép, ép cọc gỗ thì phương pháp ép cừ vây có chi phí rẻ hơn rất nhiều, có thể tối chi phí xuống khoảng 50%. Bên cạnh đó, ép cừ vây tận dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện nên rút ngắn thời gian thi công, nâng cao hiệu quả và không tốn quá nhiều nhân lực. 

Nhược điểm 

Phương pháp ép cừ vây cũng tồn tại nhược điểm nhất định. Cừ vây (cừ Larsen) được cấu tạo từ thép nên dễ bị ăn mòn, sét gỉ… Tuy nhiên, đơn vị thi công chỉ cần tạo một lớp sơn bao phủ bề mặt của cừ hoặc mạ kẽm chống điện hóa để khắc phục hạn chế này. 

Thép cừ larsen dễ bị ăn mòn
Thép cừ larsen dễ bị ăn mòn

Ứng dụng 

Phương pháp ép cừ vây được ứng dụng trong các công trình xây dựng tầng hầm tòa nhà chung cư, khu vui chơi giải trí, khu vực để xe khách sạn, tầng hầm trường học, bệnh viện… Cừ vây có nhiều kích thước, chiều dài khác nhau nên thuận tiện trong quá trình chuyên chở và phù hợp với các công trình khác nhau.

Phương pháp ép cừ vây ứng dụng trong thi công làm đường hầm
Phương pháp ép cừ vây ứng dụng trong thi công làm đường hầm

Tham khảo thêm: Biện pháp thi công tầng hầm bằng cừ larsen

Quy trình

Quy trình thi công ép cừ vây có thể được thực hiện bằng máy ép tĩnh điện hoặc sử dụng búa rung thủy lực. Dưới đây Hừng Sáng sẽ giới thiệu quy trình cụ thể từng hạng mục để khách hàng tham khảo. 

Quy trình ép cừ vây bằng máy ép tĩnh

  • Bước 1: Ép cọc cừ larsen đầu tiên xuống nền đất theo đúng thiết kế và chiều sâu quy định. 
  • Bước 2: Tiếp tục ép đến cọc cừ vây thứ 2, đồng thời xác định mức chịu tải của cọc. 
  • Bước 3: Nâng toàn bộ thân máy lên trên, dừng lại tại vị trí kẹp cọc thấp hơn đầu cọc. 
  • Bước 4: Nâng từ từ máy ép cọc cừ vây lên. 
  • Bước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trước. Lưu ý: Xoay bàn kẹp từ trái sang phải. 
  • Bước 6: Đưa cọc xuống nền đất từ từ theo phương thẳng đứng. 
Ép cừ vây bằng máy ép tĩnh
Ép cừ vây bằng máy ép tĩnh

Ưu điểm của phương pháp ép cừ vây bằng máy ép tĩnh điện là thời gian thi công nhanh, ít tiếng ồn, không ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh, phù hợp với nhiều công trình… 

Quy trình ép cừ vây bằng búa rung thủy lực

  • Bước 1: Chuẩn bị máy móc, thiết bị cần thiết và di chuyển đến địa điểm cần thi công. 
  • Bước 2: Sử dụng móc cẩu phụ đưa cọc vào vị trí muốn ép xuống nền đất. 
  • Bước 3: Dùng móc cẩu chính, mở kẹp búa đưa vào vị trí đầu cọc và kẹp cọc. 
  • Bước 4: Di chuyển cọc cừ vây đến vị trí cần ép. 
  • Bước 5: Sử dụng quả rọi để căn chỉnh cọc. 
  • Bước 6: Sử dụng cẩu để đưa cọc xuống chiều sâu đúng thiết kế. 
  • Bước 7: Tiến hành ép cọc thứ nhất và thực hiện tương tự với số lượng cọc còn lại. 
  • Bước 8: Đánh dấu thứ tự tất cả các cọc đã thi công.
ép cừ vây bằng búa rung thủy lực
ép cừ vây bằng búa rung thủy lực

Ưu điểm của phương pháp ép cừ vây bằng búa rung thủy lực là độ chính xác cao, ít tiếng ồn, dễ vận chuyển tháo lắp, thuận tiện trong quá trình thay thế đầu kẹp cho từng loại cọc, rút ngắn thời gian thi công và tối ưu chi phí nhân công hiệu quả. 

Trên đây là thông tin về phương pháp ép cừ vây, ưu nhược điểm và ứng dụng trên thực tế để quý khách tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết, lựa chọn phương pháp ép cọc phù hợp và nhận báo giá chính xác, hãy liên hệ đến Hừng Sáng, nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn chi tiết, đầy đủ. 

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn