Trong các phương pháp ép cọc bê tông, không phải ai cũng hiểu rõ ép âm cọc là gì và được sử dụng trong trường hợp nào. Việc thiếu hiểu biết và áp dụng sai phương pháp thi công có thể làm giảm chất lượng công trình. Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu tất tần tật về phương pháp ép âm cọc ngay trong bài viết sau đây.
Ép cọc âm là gì?
Ép âm cọc là phương pháp ép cọc bê tông xuống sâu hơn mặt bằng với một khoảng cách nhất định, số mét âm sẽ được tính từ đầu của đoạn cuối cùng cho đến mặt bằng thi công ép cọc. Phương pháp này thường sử dụng cho các công trình có nền móng thấp hơn nền đất khoảng từ 50 phân đến 1m.
Khi thi công, người ta sẽ dùng một đoạn cọc dẫn ép cọc bê tông xuống cốt âm rồi lại rút cọc dẫn lên và ép cọc khác xuống. Ngày nay, việc sử dụng phương pháp này giúp móng nhà được chắc chắn hơn và khá thuận tiện trong quá trình xây dựng.
Những trường hợp triển khai ép âm cọc
Trong quá trình thi công công trình, phương pháp ép âm cọc được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Khi cọc đầu đoạn cọc cuối cùng đã được ép xuống bằng mặt đất và tải trọng lúc này gần bằng tải trọng thiết kế thì tiến hành ép âm cọc đến một độ sâu nhất định cho phép thì tải trọng cũng sẽ đảm bảo tải trọng thiết kế.
- Khi xác định được độ sâu tại vị trí sẽ ép cọc, thì sử dụng tổ hợp các loại cọc đưa vào ép để khi ép âm đến một độ sâu nào đó thì đầu mũi cọc cũng sẽ gặp đá hoặc nền đất cứng.
Xem thêm: Giá ép cọc bê tông
Ưu nhược điểm của phương pháp ép âm cọc
Ưu điểm:
- Ép âm cọc không cần phải dùng cọc phụ bê tông cốt thép.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí vì không phải chi trả tiền nhân công, chi phí ép hay chi phí đập phá cọc.
- Di chuyển cọc và thiết bị máy móc ép cọc dễ dàng, bất chấp thời tiết bất lợi như mưa gió.
- Việc thi công ép âm cọc sẽ không phụ thuộc vào mực nước ngầm.
- Tốc độ thi công ép âm cọc nhanh chóng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Nhược điểm:
- Phải thêm các đoạn cọc dẫn thì mới có thể ép âm.
- Với những công trình có độ sâu đáy đài lớn hơn thì việc thi công dẫn, rút cọc lên sẽ khó khăn hơn.
- Việc đào đất hố móng phải được thực hiện thủ công, rất khó để sử dụng máy móc thay thế.
- Thao tác với cọc dẫn cần phải hết sức thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì hai cọc này chỉ liên kết khớp tạm thời với nhau.
Ép âm cọc khác với ép dương cọc như thế nào?
Khác với ép âm cọc, ép dương cọc là phương pháp mà khi thi công phần chiều dài cọc ép sẽ dài hơn so với thiết kế lúc ban đầu. Phần cọc bị dư ra được gọi là cọc dương. Thông thường, thi công ép cọc phải tuân theo thiết kế và chiều dài ban đầu của cọc. Tuy nhiên, do địa chất khu vực thi công mà đôi khi vẫn sẽ có phần cọc dương dôi ra. Theo đánh giá chung thì phần cọc dương không làm ảnh hưởng đến thiết kế móng cũng như chất lượng công trình.
Một vài lưu ý quan trọng khi tiến hành ép âm cọc
Khi thi công ép âm cọc, cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Chuẩn bị mặt vật liệu và mặt bằng thi công: Chọn cọc âm chất lượng, đạt chuẩn; khu vực xếp cọc phải được đặt ngoài khu vực ép cọc, đường để di chuyển cọc và thiết bị ép cọc phải bằng phẳng; báo cáo khảo sát địa chất công trình; thử nghiệm 1 – 2% số lượng cọc ép trước khi thi công đồng loạt.
- Xác định đúng vị trí ép cọc âm: Đảm bảo vị trí ép cọc đúng theo bản vẽ thiết kế, có đầy đủ khoảng cách và mức độ phân bố trong đài móng. Trên thực tế, nên đánh dấu vị trí ép cọc bằng các thanh thép dài từ 20 – 30cm và có buộc dây màu để dễ nhận biết hơn.
Giá thi công ép âm cọc trên thị trường
Hiện nay, ép âm cọc trên thị trường có mức giá dao động trong khoảng từ 50,000 – 60,000 VND/md ép tùy vào quy mô công trình và chính sách giá của từng đơn vị thi công. Để có bảng giá đầy đủ và chi tiết hơn, quý khách hàng nên liên hệ với nhà thầu để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản, mong rằng đã giúp quý vị hiểu rõ ép âm cọc là gì và được áp dụng khi nào. Nếu có gì thắc mắc hoặc cần một đơn vị thi công ép cọc âm chất lượng, liên hệ ngay với Hừng Sáng để được báo giá chính xác nhất.