Trong các công trình xây dựng, cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến, loại cọc này được đánh giá có sức chịu tải tốt, chất lượng cao. Vậy cấu tạo cọc bê tông cốt thép như thế nào, đặc điểm và yêu cầu ra sao, cùng tham khảo bài viết để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
Cấu tạo cọc bê tông cốt thép
Cọc bê tông cốt thép là loại cọc được kết hợp giữa bê tông và thép tạo thành.Vì thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau, do đó tránh được sự tác động của môi trường, điều kiện khắc nghiệt của khí hậu gây ra.
Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi để làm móng cọc bê tông cho các công trình trên nền đất yếu hoặc nhà cao tầng. Cọc bê tông cốt thép được đánh giá cao, đảm bảo sự vững chắc cho công trình, có khả năng chống lại sự xâm thực của các hóa chất có trong đất nền.
Tùy theo từng hạng mục và yêu cầu của công trình mà cọc bê tông cốt thép sẽ có các kích thước khác nhau. Tiết diện cọc có thể hình vuông hoặc tam giác, chiều dài từ 6-20m hoặc hơn nữa. Hiện nay, ở các công trình thường hay sử dụng cọc có tiết diện vuông bởi cấu tạo đơn giản, chế tạo nhanh chóng tại công trường.
Đặc điểm và yêu cầu của cọc bê tông cốt thép
Theo như mô tả ở trên, cọc bê tông cốt thép có độ bền cao, được ứng dụng cho các công trình dân dụng hay công nghiệp. Thông thường, cọc sẽ có các kích thước ngang như 20x20cm, 25x25cm, 30x30cm, 35x35cm, 40x40cm… chiều dài cọc cũng khác nhau thường là 5, 12, 15, 18, 21, 25.
Để làm cọc bê tông cốt thép với những loại cọc tròn, vuông, tam giác, chữ T, cọc I thường sử dụng các loại thép có phi là 14, 16, 18, 20, 22. Thép đóng cọc tùy thuộc vào kích thước của mỗi loại cọc sử dụng, có thể là cọc 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400.
Hiện tại, cọc bê tông cốt thép thường được đóng sẵn hoặc đóng ngay tại công trình, thì yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Để chống bong tách khi đóng cọc và chống rỉ cho cốt thép sau này, cọc phải được đúc theo đúng thiết kế, đảm bảo chiều dày lớn bảo vệ tối thiểu là 3cm.
- Khu vực đúc cọc phải bằng phẳng, không được gồ ghề.
- Khuôn đúc cọc yêu cầu phải thẳng, phẳng. Khi đúc, khuôn cần được bôi trơn chống dính, tránh mất nước xi măng khi đổ bê tông.
- Đổ bê tông yêu cầu phải thực hiện liên tục từ mũi đến đỉnh cọc, cần đánh dấu và ghi rõ thời gian để tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công.
Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn được sản xuất và đưa vào sử dụng khi bê tông đã đạt chuẩn. Do đó, trong quá trình sử dụng hay vận chuyển hay cẩu cọc, ép cọc khó mà xảy ra sự va chạm, ảnh hưởng tới chất lượng như nứt, gãy, mẻ…
Bên cạnh đó, quyết định tới tải trọng và chất lượng của cọc bê tông đó chính là mật độ thép. Mỗi loại cọc với tiết diện và kích thước khác nhau thì mật độ thép sẽ không giống nhau.
- Cọc đóng bằng búa không < 0,8%. Cọc ép không < 0,5%. Cọc ép mà thân cọc nhỏ và dài không nên < 0,8%.
Mật độ thép phải nâng cao tới 1%-2% trong một số trường hợp như sau:
- Mũi cọc yêu cầu phải xuyên qua lớp đất rắn có độ dày nhất định.
- Tỷ số dài đường kính L/D của cọc > 60.
- Cọc bố trí dày trên một khoảng lớn.
- Khi L/D >= 80, khả năng chịu lực của cọc đơn rất lớn. Trong khi số lượng cọc dưới đài rất ít hoặc cọc chỉ có 1 hàng, trường hợp này yêu cầu mật độ thép phải gia tăng thêm.
Tham khảo: Bảng giá ép cọc bê tông
Bản vẽ cọc bê tông cốt thép
Trên đây là các thông tin chia sẻ của Hừng Sáng về cấu tạo cọc bê tông cốt thép. Hiện nay, cọc được ứng dụng rộng rãi, chịu tải trọng rất lớn, giúp kiện cố công trình đảm bảo sự vững chắc và có khả năng chống lại sự xâm thực của các chất hòa tan trong nước được các kỹ sư xây dựng đánh giá cao.