Búa thuỷ lực là gì? Có bao nhiêu loại búa thuỷ lực trên thị trường? Cách vận hành búa thuỷ lực ra sao? Và bảo quản búa thuỷ lực cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ sau đây:
Búa thuỷ lực là gì?
Nhắc đến búa thuỷ lực, chúng ta thường nghe tới búa rung thuỷ lực, búa phá đá thuỷ lực, búa đục bê tông thuỷ lực,… vậy búa thuỷ lực cụ thể là thiết bị gì?
Búa thuỷ lực là thiết bị đóng vai trò đắc lực trong các công trình thi công xây dựng, khai thác đá và khoáng sản. Giúp phá dỡ các khối đá hay bê tông cứng một cách dễ dàng, cũng như áp dụng vào các hạng mục đóng cọc bê tông, cọc cừ larsen,… với ưu điểm về khả năng vận hành mạnh mẽ, búa thuỷ lực giúp nhân công gia tăng hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó thúc đẩy tiến độ hoàn thành công trình nhanh hơn.
Phạm vi hoạt động của búa thuỷ lực bao gồm: đục đá; đục bê tông; đóng cọc bê tông cốt thép; đóng cọc cừ larsen, cừ máng; đóng cọc bê tông ly tâm điện năng lượng mặt trời; phá dỡ và cải tạo công trình thi công. Tuy có sức mạnh như vậy, nhưng sử dụng búa thuỷ lực mang lại sự an toàn cao, không ảnh hưởng môi trường và thiết bị có tuổi thọ bền bỉ, quá trình sử dụng cũng ít tiêu tốn cho việc bảo trì bảo dưỡng.
Búa thuỷ lực bao gồm những loại nào?
1. Búa rung thủy lực
Búa rung thuỷ lực là sản phẩm được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, ứng dụng trong thi công đóng cọc bê tông, cọc cừ larsen, gia cố nền móng,… búa rung thuỷ lực có công suất hoạt động mạnh mẽ, chính xác và có độ bền cao.
Cấu tạo búa rung thủy lực hoạt động dựa trên tần số cao RP, và được điều khiển bởi mô tơ thuỷ lực, thiết bị có bộ giảm chấn cao su phù hợp cho từng yêu cầu công việc khác nhau, địa hình địa chất khác nhau. Tần số rung của búa rung thuỷ lực phụ thuộc vào tốc độ quay của 4 quả rung lệch tâm trên trục truyền động, trong đó lực kích có tỷ lệ với kích thước của trục lệch tâm, và bình phương với tần số rung.
Với sự tính toán trong thiết kế của các nhà sản xuất búa rung, trục lệch tâm được thiết kế với các tần số và mô men xoắn khác nhau như: RP300, RP350, Rp, 450,… quá trình sản xuất trải qua sự kiểm nghiệm chính xác và chuyên nghiệp của các thương hiệu nổi tiếng nhưng FengFu. Với những sản phẩm có tần số cao, công suất lớn hoàn toàn có thể điều chỉnh được tần số và công suất làm việc theo yêu cầu khác nhau, đáp ứng các nhu cầu công trình khác nhau.
Xem sản phẩm búa rung thuỷ lực của chúng tôi tại: Búa rung thuỷ lực FengFu
2. Búa phá đá thủy lực (búa đập đá thuỷ lực)
Búa phá đá thuỷ lực hay còn gọi lá búa đập đá, búa đập đá thuỷ lực,… cấu tạo búa thủy lực phá đá gồm 3 bộ phận chính: bộ phận đầu, bộ phận xylanh và bộ phận sau. Trong đó, từng bộ phận cấu tạo có đặc điểm như sau:
Bộ phận đầu (Front Head)
Đây là bộ phận tiếp xúc trực diện với phần làm việc của búa phá đá thuỷ lực, ở phần này được nhà sản xuất thiết kế với bộ phận vỏ dạng hình hộp, nhằm bảo vệ tránh bị mài mòn trong quá trình sử dụng, giúp gia tăng tuổi thọ cho búa thuỷ lực. Tại Bộ phận đầu (Front Head), piston sẽ được kết nối với phân đinh (mũi) búa (đinh búa là bộ phận được thay thế nhiều nhất so với các bộ phận khác trong quá trình sử dụng), đinh búa được giữ cố định bởi 2 phần: chốt búa và ống lót búa.
Bộ phận buồng Nito của búa thủy lực
Buồng Nito là bộ phần sau của búa đập đá thuỷ lực, cũng là nơi lưu trữ kho Nito, góp phần quan trọng vào hoạt động của búa phá đá. Trong quá trình làm việc, khi điều kiện áp suất cao, và khi hành trình của piston quay lại, buồng Nito sẽ đóng vai trò quan trọng như một bộ phận thực hiện giảm xóc, còn khi piston đi xuống, buồng Nito sẽ giữ vai trò tăng cường tác động cho búa.
Bộ phận xi lanh
Bộ phận xi lanh của búa thuỷ lực phá đá, là bộ phận chính trong thành phần cấu tạo của thiết bị. Tại xi lanh của búa gồm các sản phẩm: van điều khiển, piston và xi lanh. Suốt quá trình vận hành của búa thuỷ lực thì chỉ có 2 bộ phận được chuyển động, đó là: piston và van điều khiển.
Trong đó, van đóng một vai trò quan trọng điều khiển hướng di chuyển của dầu, còn Piston lại đóng vai trò di chuyển lên / xuống để tác động vào các chi tiết của thiết bị, từ đó kích hoạt chức năng hoạt động của búa đập đá thuỷ lực. Bộ gioăng phớt bên trong xi lanh của búa, giúp cho dầu không bị rò rỉ ra ngoài trong quá trình vận hành.
3. Búa đóng cọc thủy lực
Thi công đóng cọc là hoạt động đưa các loại cọc như bê tông, cọc larsen, cọc tràm,.. xuống lòng đất. Có nhiều biện pháp thi công đóng cọc, tuy nhiên tuỳ vào mỗi loại cọc và mỗi công trình mà người ta có thể sử dụng búa đóng cọc diesel, hoặc búa đóng cọc cừ larsen chuyên dụng, búa rung điện để thi công.
Phương pháp áp dụng nhiều nhất hiện nay vẫn chủ yếu là sử dụng búa đóng cọc thuỷ lực hoặc búa đóng cọc diesel được gắn trên các giàn treo của máy cơ sở hoặc búa rung thuỷ lực gắn trên xe đào. Các loại cọc bê tông, cọc máng thép được nâng lên, gắn vào búa sau đó được đóng hạ xuống nền đất bằng lực do va chạm giữa búa đóng và đầu cọc.
Trong quá trình thi công, độ chối của cọc sẽ được ghi nhận lại và các kỹ sư sẽ kiểm tra so với yêu cầu kỹ thuật của hạng mục thi công để có những tính toán phù hợp nhất, hoàn thành công trình với tiến độ nhanh và an toàn, tiết kiệm nhất
4. Búa đục bê tông thủy lực
Búa đục bê tông thuỷ lực hiện nay trên thị trường có nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhằm khoan phá bê tông chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Mỗi loại búa đục phá bê tông thuỷ lực đều có những công suất và thông số kỹ thuật riêng, do đó quá trinh sử dụng, nhà sản xuất cũng thường đưa ra khuyến nghị các đơn vị thi công sử dụng theo từng nhu cầu phù hợp.
Búa đục bê tông thuỷ lực mỗi chủng loại, hãng sản xuất cũng sẽ có các phép đo và thông số khác nhau, tuy nhiên sau đây chúng tôi nêu ra một số số liệu thống kê cơ bản về từng loại búa đục bê tông thuỷ lực mà quý khách có thể thấy tác dụng phá dỡ của chúng đối với công việc:
- Búa đục bê tông thuỷ lực nhỏ : Tần số tác động ở loại này là từ 400 đến 1200 (bpm) lần / phút với 1400 đến 2175 PSI
- Búa đục bê tông thuỷ lực trung bình : Tần số tác động ở đây là 370-700 (bpm) lần / phút với 2175 đến 2610 PSI
- Búa đục bê tông thuỷ lực lớn : Kích thước này có tần số tác động từ 200 đến 400 (bpm) lần/ phút với 2300 đến 2610 PSI
Các thông số đo này cho thấy số lần búa có thể đập trong một phút, cùng với mức độ áp lực được sử dụng cho quá trình sử dụng. Nhờ vào đó các loại búa đục bê tông thuỷ lực được lựa chọn phù hợp sử dụng cho từng hạng mục công trình khác nhau. Sử dụng búa đục bê tông thuỷ lực với áp lực quá lớn cho công việc yêu cầu ít hơn có thể gây ra nhiều thiệt hại ngoài dự kiến và lãng phí.
Cách vận hành búa phá đá thuỷ lực
1.Cơ bản
Trước tiên, chúng ta cần di chuyển mũi của búa vào đúng điểm cần đập, đặt mũi búa từ bên ngoài và từ từ đập vào bên trong, mỗi lần đập chỉ kéo dài khoảng 30 giây để đảm bảo búa vẫn còn vận hành tốt, cần phải thay đổi vị trí đập ngay khi khối đá không chịu vở.
2. Góc đập
Chúng ta cần quan sát, xem xét phiến đá thật kĩ và chọn góc đập cho phù hợp, góc đập tốt nhất là 90 độ. Khi đập trên mặt phiến đá, nếu chọn góc đập không phù hợp có thể khiến búa trượt dài, ảnh hưởng đến mũi búa và mũi búa có thể bị gãy.
3. Không dùng mũi búa đập vào lòng đất
Mũi búa (đinh) cần được lắc lư để nhả chất bẩn ra ngoài, chính vì vậy mà việc đập vào lòng đất khiến cho bụi bẩn trôi theo búa làm giảm sức mạnh của mũi búa, giảm hiệu xuất làm việc, cũng như độ nghiêng của búa sẽ bị thay đổi như trượt về trước hoặc trượt về phía sau.
4. Không dùng búa để di chuyển đá hoặc đồ vật
Mũi búa chỉ được thiết kế để đập đá nên không được sử dụng vào mục đích như lăn, cậy, đẩy hoặc làm thay đổi vị trí của các phiến đá. Máy sẽ nhanh bị hư hỏng nếu như người sử dụng sai mục đích.
5. Không đập vào chỗ trống (đập khống)
Khi đập yêu cầu mũi búa phải được tác động trực tiếp vào đá hoặc bê tông và dừng ngay khi đá (bê tông) đã vỡ, nếu không sẽ gây hại rất nhiều cho các bộ phận chính như đinh búa và pít-tông. Đập khống thường là nguyên nhân làm bể pít-tông và gãy đinh.
6. Không dùng như đòn bẩy
Mũi búa có khả năng đập vỡ các vật cứng không có nghĩa là chịu được lực tác động lên cả mũi búa khi sử dụng chúng làm đòn bẩy, việc làm này rất dể làm gãy mũi búa.
7. Không sử dụng búa dưới nước
Búa đập đá thủy lực hoàn toàn không có khả năng hoạt động dưới nước, vì nếu dùng trong nước, nước tràn vào khoang pít-tông và mũi búa tạo ra áp lực làm hư hại sim phốt trong búa. Hơn nữa nước tràn vào làm lượng nhớt trong búa bị chảy ra ngoài, máy móc không thể vận hành tốt khi thiếu dầu nhớt, điều này làm cho các chi tiết ăn mòn và hư hại nghiêm trọng.
8. Sử dụng nhớt chuyên dụng cho búa
Trải qua gần 20 năm làm nghề búa thủy lực chúng tôi rút ra kinh nghiệm dùng nhớt thủy lực BPHM 68 hoặc Castro 68 là phù hợp nhất vì lí do sau:
Khí hậu của Việt Nam khá nóng so với Hàn Quốc và Nhật Bản nếu sử dụng nhớt có độ lỏng cao làm cho nhớt xe nóng nhanh ảnh hưởng tới các bộ phận thủy lực.
** Chú ý:
Không nên sử dụng nhớt lỏng làm cho độ bôi trơn giảm dẫn đến độ ma sát cao giữa pít tông và xy lanh. Piston dễ bị trầy xước.
Công ty Hừng Sáng cung cấp những kinh nghiệm về việc sử dụng búa thủy lực để khách hàng hiểu rõ hơn về búa thủy lực mục đích kéo dài tuổi thọ của búa mang lợi ích lâu dài cho người sử dụng.
Hướng dẫn cách bảo quản búa thủy lực
Chúng ta cần cho xe đào khởi động khoảng 5 phút trước khi vận hành búa thủy lực, cần đảm bảo dầu thủy lực phải đủ ấm để dầu nhớt có thể bôi trơn cho các thiết bị bên trong và không làm máy hỏng nhanh. Người mua nên chọn loại búa thủy lực phù hợp với từng loại máy đào và từng loại đá hoặc bê tông cũng như kích thước của chúng để đảm bảo hiệu quả làm việc được tốt nhất.
Để búa hoạt động hiệu quả và tuổi thọ cao thì cần bảo quản và bảo dưỡng đúng cách. Bảo quản như thế nào là hợp lý? tránh gây ra các hư hỏng bên trong mà chúng ta không nhìn thấy được. Khi bảo quản phải đảm bảo bên trong chứa đầy dầu để không bị oxi hóa và bôi trơn đầy đủ cho các thiết bị .
Khi không sử dụng nên để búa ở nơi khô ráo, được che đậy kỹ vì nếu để dưới ngập dưới nước hoặc trời mưa trong thời gian dài thì các bộ phận bên trong búa sẽ bị hư hỏng, rỉ sét.