Năng suất của búa rung với từng loại đất

Đất là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc sử dụng búa rung. Vậy các nhóm đất ảnh hưởng đến năng suất búa như thế nào hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

I, PHÂN LOẠI ĐẤT

Cấp đất Nhóm đất Tên đất Loại đất  Hình ảnh

 

I 1 – Đất phù sa, cát bồi, đất mầu, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ.

– Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ (thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống) chưa bị nén chặt.

– Đất dính trạng thái chảy. Đất rời kết cấu rất kém chặt.

– Các loại đất từ nhóm 2 đến 4 đưa từ nơi khác đổ đến chưa bị nén chặt.

17-nang-suat-bua-rung-voi-tung-loai-dat
2 – Đất cát pha sét hoặc đất sét pha cát.

– Đất mầu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo.

– Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ.

– Đất phù sa, cát bồi, đất mầu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc từ (50 đến 150)kg / 1m3.

– Đất dính trạng thái dẻo chảy. Đất rời kết cấu kém chặt. Các loại đất này lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc, sỏi sạn đến 10% thể tích.

– Các loại đất nhóm 3 đến 4 đưa từ nơi khác đến đổ đã bị nén chặt.

3 – Đất sét pha cát.

– Đất sét vàng hay trắng, đất chua, đất kiềm ở trạng thái ẩm mềm.

– Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ 10% đến 20% thể tích hoặc từ (150 đến 300)kg / 1m3.

– Đất cát có lượng ngậm nước lớn, trọng lượng từ 1,7 Tấn / 1m3 trở lên.

– Đất dính trạng thái dẻo mềm. Đất rời kết cấu chặt vừa.

– Các loại đất nhóm 2 có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ 15% đến 30% thể tích.

– Đất rời bão hòa nước, có dung trọng 1,7 Tấn/m3 trở lên.

II 4 – Đất đen, đất mùn ngậm nước nát dính.

– Đất sét, đất sét pha cát, ngậm nước nhưng chưa thành bùn.

– Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ.

– Đất sét nặng kết cấu chặt.

– Đất mặt sườn đồi có nhiều cỏ cây sim, mua, dành dành.

– Đất màu mềm.

– Đất dính trạng thái dẻo cứng chứa rễ cây hoặc chứa hữu cơ đã phân hủy.

 

18-nang-suat-bua-rung-voi-tung-loai-dat

 

5 – Đất sét pha mầu xám (bao gồm mầu xanh lam, mầu xám của vôi).

– Đất mặt sườn đồi có ít sỏi.

– Đất đỏ ở đồi núi.

– Đất sét pha sỏi non.

– Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10% thể tích hoặc từ (50 đến 150)kg / 1m3.

– Đất cát, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25% đến 35% thể tích hoặc từ (lớn hơn 300 đến 500)kg / 1m3.

– Đất dính trạng thái dẻo cứng, có chứa ít hơn 15% thể tích dăm, sỏi, sạn.

 

– Đất rời kết cấu chặt vừa có lẫn dăm, sỏi, sạn đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25% đến 35% thể tích.

III 6 – Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được từng hòn nhỏ.

– Đất chua, đất kiềm thổ cứng.

– Đất mặt đê, mặt đường cũ.

– Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim, mua, dành dành mọc lên dày.

– Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây trên 10% đến 20% thể tích hoặc từ (150 đến 300)kg / 1m3.

– Đá vôi phong hoá già nằm trong đất đào ra từng tảng được, khi còn trong đất thì tương đối mềm đào ra rắn dần lại, đập vỡ vụn ra như xỉ.

– Đất dính trạng thái nửa cứng, lẫn dăm cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 15% đến 30% thể tích.

– Đá ong, đá vôi bẩn xen kẹp đất phong hóa hoàn toàn.

19-nang-suat-bua-rung-voi-tung-loai-dat
7 – Đất đồi lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 25% đến 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích.

– Đất mặt đường đá dăm hoặc đường đất rải mảnh sành, gạch vỡ.

– Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% đến 30% thế tích hoặc từ (lớn hơn 300 đến 500)kg / 1m3.

– Đất dính trạng thái nửa cứng lẫn dăm cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc từ 25% đến 35% thể tích và lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích.

– Đất rời kết cấu chặt lẫn dăm, sỏi, sạn đá, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 25% đến 35% và chứa đá tảng, đá trái đến 20%.

IV 8 – Đất lẫn đá tảng, đá trái lớn hơn 20% đến 30% thể tích.

– Đất mặt đường nhựa hỏng.

– Đất lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng được (vùng ven biển thường đào để xây tường).

– Đất lẫn đá bọt.

– Đất dính trạng thái nửa cứng, đất rời kết cấu chặt. Các loại đất trên  lẫn đá tảng, đá trái đến 30% thể tích hoặc lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng, hoặc lẫn đá bọt (đá tổ ong, kết vón laterrit v.v…)

– Đất mặt đường nhựa hỏng.

20-nang-suat-bua-rung-voi-tung-loai-dat
9 – Đất lẫn đá tảng, đá trái lớn hơn 30% thể tích , cuội sỏi giao kết bởi đất sét.

– Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm).

– Đất sỏi đỏ rắn chắc.

– Đất dính trạng thái cứng, đất rời kết cấu chặt. Các loại đất trên  lẫn đá tảng, đá trái đến lớn hơn 30% thể tích, hoặc lẫn vỉa đá ong, tầng sạn sỏi rắn chắc.

 Ghi chú: Tỷ lệ phần % các cấp đất đá và số lượng cấp đất đá trong một loại đất / đới phong hóa tại các bảng từ 1 đến 7 là dự kiến, phải được điều chỉnh theo tỷ lệ kết quả thí nghiệm mẫu tương ứng của từng loại đất / đới phong hóa.

II, NĂNG SUẤT BÚA RUNG

Đất loại I: Đối với đất mềm năng suất búa là cao nhất, tốc độ ép cọc nhanh, ít hư hại máy.

Đất loại II: Đối với đất này năng suất búa rung thuộc loại tốt, tốc đọ ép cọc tương đối nhanh.

Đất loại III: Đất này thuộc loại đất cứng nên năng suất búa chỉ ở mức trung bình.

Đất loại IV: Không sử dụng được búa rung cho loại đất này.

Ghi chú: Muốn nâng cao năng suất búa với loại đất cứng như loại III ta nên sử dụng khoan dẫn để đảm bảo tiến độ công trình, năng suất búa cũng như tốc tộ ép cọc. ngoài ra ta có thể dùng nước để giảm độ cứng của đất trước khi ép cọc.

Xin chào quý khách !
Xin chào quý khách !
Liên hệ tư vấn