Trong thi công nền móng các công trình xây dựng cao tầng, cọc barrette đóng vai trò quan trọng, chịu một trọng tải vô cùng lớn. Đối với những kỹ sư xây dựng thì khái niệm này quá đỗi quen thuộc, nhưng với những người khác như chủ thầu hay các đối tác đầu tư thì thuật ngữ cọc barrette là gì, tiêu chuẩn kỹ thuật như thế nào, phạm vi ứng dụng ra sao thì quả mới mẻ, muốn hiểu sâu hơn cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây.
Cọc barrette là gì?
Cọc barrette (hay còn gọi là cọc baret, cọc ba rét..), là một loại cọc nhồi bê tông được khoan và đúc tại chỗ, nhưng bản chất khác cọc khoan nhồi về hình dạng tiết diện và phương pháp tạo lỗ. Cọc barrette được chế tác với phương pháp tạo lỗ bằng gầu ngoạm, có tiết diện là hình chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H… Tùy theo điều kiện địa chất mà cọc baret có chiều dài từ vài chục mét tới một trăm mét hoặc hơn.
Ưu điểm và ứng dụng của cọc barrette
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Thông thường, cọc barrette có hình dạng hình chữ nhật, có kích thước chiều rộng 0.6:1.5m, chiều dài 2.2:6.0m. Ngoài ra, theo mô tả ở trên, barrette còn có nhiều tiết diện khác nhau như: +, I, L, T. Trong thiết kế, barrette được chia thành đài cọc đơn, đôi, ba…
Thiết kế đài có 1 cọc barrette
Vật liệu làm cọc:
Trong đó: b – bề rộng tiết diện cọc barrette
a – cạnh dài tiết diện cọc barrette
Cạnh dài: A ≥ a + 2 (250mm ÷ 350mm)
Cạnh ngắn: B ≥ b +2 (250mm ÷ 350mm)
Beton: #250 ÷ #350
Cốt thép: Ф12 ÷ Ф32, loạiAII
Kích thước đài cọc:
Chiều cao đài cọc: hđ ≥ 1.5b
Kích thước tiết diện đài cọc:
Cạnh dài: A ≥ a + 2 (250mm ÷ 350mm)
Cạnh ngắn: B ≥ b +2 (250mm ÷ 350mm)
Trong đó: b – bề rộng tiết diện cọc barrette
a – cạnh dài tiết diện cọc barrette
Thiết kế đài có 2 cọc barrette
hđ ≥ 2.0b
&
A ≥ a + 2 (250÷350mm)
B ≥ 4b +2 (250÷350mm)
Chú ý: khoảng cách giữa 2 mép cọc barrette ≥2b
Thiết kế đài có 3 cọc barrette
hđ ≥ 2.5b
&
hđ ≥ 2.0b
b=0.60m; 0.80m
b=1.0m; 1.2m; 1.5m
A ≥ a + 2 (250÷350mm)
B ≥ 7b +2 (250÷350mm)
Chú ý: khoảng cách giữa 2 mép cọc barrette ≥2b
Phạm vi ứng dụng
So với cọc nhồi, cọc barrette có sức chịu tải lớn, có thể lên tới 1000T. Móng barrette cấu thành từ tập hợp các cọc baret thường sử dụng khi kết hợp với tường vây ứng dụng rộng rãi cho các công trình nhà ở từ 2 tầng hầm trở lên hoặc nằm trong khu vực có mật độ nhà ở cao. Đồng thời, cọc baret hiệu quả hơn không chỉ về độ chắc chắn mà còn tiết kiệm được m3 bê tông sử dụng. Ví dụ như:
Nếu xét một cọc baret có kích thước là 2.8 m x 0.8 m, sở hữu diện tích mặt cắt là 2.24 m2. Diện tích cọc này tương đương với một cọc nhồi có đường kính là 1.75 m2. Tuy nhiên diện tích mặt bên của cọc barret là 7.2 m2/m, còn cọc khoan nhồi có diện tích tương đương là 5.5 m2/m. Như vậy cọc barrette hiệu quả hơn về chỉ tiêu kinh tế đồng/m3 bê tông sử dụng. Đồng thời, sức tải trọng của cọc này có thể tăng lên tới 30%. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng, cọc barrette cần phải làm sạch đáy trước khi đổ bê tông.
Thấu hiểu được công dụng của cọc baret mang lại như vậy, nhiều chủ hộ gia đình đã áp dụng kỹ thuật này vào công trình nhà ở để được kiên cố, vững chắc thì hiện nay có nhiều đơn vị chuyên thi công lĩnh vực này, trong số đó phải kể tới Hừng Sáng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc thi công nhà ở sử dụng cọc này. Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ tới số hotline để được nhân viên tư vấn, giải đáp và báo giá cụ thể.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về cọc barrette với các thông số kỹ thuật cũng như ứng dụng vào lĩnh vực thi công nào. Cọc này được các kỹ sư xây dựng đánh giá cao về sức chịu trọng tải lớn, mang tới sự chắc chắn và kiên cố cho công trình thi công.