Cừ larsen là gì?
Cừ larsen (cọc ván thép) là sản phẩm ứng dụng cao trong xử lý nền móng. Cọc ván thép và hệ chống văng giúp đảm bảo chống sụt lún trong thi công cho công trình đang thi công và các công trình lân cận.
Tác dụng của việc ép cừ larsen
Ép cừ larsen là biện pháp xử lý nền móng được ứng dụng trong xây dựng cao ốc, cầu đường, bến tàu, các dự án gia cố chống lũ lụt, động đất…
Thông thường trong công nghệ thi công nền, móng đôi khi phải đào hố sâu do đó việc sử dụng cừ larsen là sự lựa chọn hàng đầu để công việc được diễn ra dễ dàng và không ảnh hưởng đến những công trình hay nhà ở xung quanh khu vực thi công. Cừ larsen được đóng liên tục với nhau tạo thành một cấu trúc tường chắn vững chắc để có thể ngăn chặn đất, nước trong các công trình.
Cừ larsen đa dạng về chủng loại và kích thước giúp quý khách hàng dễ dàng chọn lựa, đặc biệt sản phẩm có thể sử dụng cho các công trình tạm thời hoặc những công trình vĩnh viễn.
Xem thêm: Thi công ép cừ thép C200, U200, LARSEN
Quy trình ép larsen bằng búa rung
Để thực hiện đóng, ép cọc cừ bằng búa rung, chúng ta cần có một quy trình hợp lý, khoa học cùng kế hoạch thực thi cụ thể để quá trình thi công mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí, nhân công và an toàn nhất.
1. Chuẩn bị cọc cừ, búa rung, và xe đào để gắn búa rung
2. Xác định vị trí đóng cọc và thi công hệ giằng chống cừ
Vị trí đóng cọc được nhà thầu xác định đúng theo bản vẽ thiết kế, phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục. Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác ta cần phải lấy 2 điểm làm mốc nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công.
Trong thự tế một số công trình thi công người ta có thể bỏ qua bước thi công giằng chống cừ điều tùy thuộc vào từng loại công trình mà có phương pháp thi công khác nhau.
Đóng cừ larsen
- Dùng búa rung kẹp thanh cừ chắc chắn đảm bảo an toàn khi đóng cừ larsen.
- Nâng cừ lên vị trí thẳng đứng vuông góc với bề mặt đóng cừ larsen
- Điều chỉnh cừ đúng vị trí đã xác định ban đầu, mép cừ khít với nhau.
- Ép cọc cừ larsen
Lưu ý: Đối với một số nền đất cứng có lớp đá sỏi gây khó khan cho việc đóng cừ cần sử dụng khoan dẫn để công trình được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi cho việc đóng cừ tránh xảy ra sự cố.
Tiêu chuẩn thi công cừ Larsen
Trong quá trình thi công cừ Larsen cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn dưới đây:
Tiêu chuẩn về quy phạm kỹ thuật
- Thực hiện giám sát, quản lý chất lượng thi công cừ Larsen theo đúng quy định về việc quản lý chất lượng công trình TCXDVN 9394 – 2012.
- Tổ chức thi công theo tiêu chuẩn TCVN: 1985.
- Tiến hành nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 4091: 1985.
- Tiêu chuẩn về bảo dưỡng theo TCVN 8828: 2011.
Tiêu chuẩn về kiểm tra từng giai đoạn thi công
- Bộ phận giám sát thi công tiến hành kiểm tra bản vẽ kỹ thuật kỹ lưỡng để đưa ra phương án thi công hiệu quả nhất.
- Sau đó, đưa ra những chi tiết phương án giải quyết sự cố có thể gặp phải trong quá trình thi công.
- Tiến hành thi công nếu bản vẽ được phê duyệt và giám sát chặt chẽ từng giai đoạn.
- Kiểm tra nội bộ, chất lượng trước khi chuyển sang bước thi công tiếp theo.
- Hoàn tất kiểm tra nội bộ trước khi tiến hành nghiệm thu với chủ đầu tư.
Tiêu chuẩn chi tiết công việc thi công ép cừ Larsen
- Công tác trắc địa: Mục đích là giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Công tác trắc địa sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 3972 – 85.
- Công tác chuẩn bị thi công: Chuẩn bị nguồn điện 380 – 90 KW và các đường tạm để thiết bị thi công. Thời giant hi công đối với ép cừ larsen bằng máy ép tính khoảng 6h đến 23h. Thời giant hi công đối với ép cừ larsen bằng búa rung khoảng từ 7h đến 19h.
Tiêu chuẩn nghiệm thu ép cừ Larsen
Tiêu chuẩn nghiệm thu trạng thái bề mặt
Cừ Larsen phải đảm bảo chất lượng, không được có những sai sót gây bất lợi trong quá trình thi công. Trường hợp bề mặt cừ Larsen có những hư hỏng, phải tiến hành sửa chữa kịp thời để mang lại hiệu quả trong quá trình làm việc.
Tiêu chuẩn về dung sai hình dạng và dung sai kích thước
- Chiều rộng: + 10 mm; – 5 mm
- Chiều cao: ± 4%
- Chiều dày: ± 1,0 mm (đối với loại dưới 10mm), ± 1,2 mm (đối với loại từ 10mm đến dưới 16mm), ± 1,5 mm (đối với loại 16mm trở lên)
- Chiều dài: Không quy định
- Độ võng (được xác định bằng cách đo song song với thành cọc): Không lớn hơn 0,12% chiều dài bao ngoài đối với loại dưới 10m và không lớn hơn 0,10% * (chiều dài bao ngoài – 10m) + 12mm.
- Mặt khum (được xác định bằng cách đo theo hướng vuông góc với thành cọc): Không lớn hơn 0,25% chiều dài bao ngoài đối với loại dưới 10m và không lớn hơn 0,20% * (chiều dài bao ngoài – 10m) + 25mm.
Tiêu chuẩn về mẫu thử cơ tính
Mẫu thử cơ tính phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4399:2008 (ISO 404:1992). Cụ thể:
Số lượng mẫu thử kéo
Cừ Larsen cùng mẻ, cùng hình dạng mắt cắt ngang và cùng kích thước là một lô thành phẩm. Một lô cừ Larsen sẽ được lấy một mẫu thử kéo. Trường hợp lô cừ Larsen trên 50 tấn, có thể lấy hai mẫu thử kéo.
Số lượng mẫu thử độ dai va đập
Một phôi thử độ dai va đập được lấy từ một lô cừ Larsen. Phôi thử này sẽ được gia công thành ba mẫu thử.
Vị trí lấy mẫu và hướng dẫn mẫu thử kéo
Chiều của mẫu thử kéo trùng với hướng cán thép. Vị trí lấy mẫu phải đúng quy định đề ra. Nếu không thể lấy mẫu thử đúng vị trí quy định, có thể lấy mẫu thử gần vị trí đó để đạt hiệu quả cao nhất.
Tiêu chuẩn về phương pháp thử cơ tính
- Phương pháp thử kéo phải tuân thủ quy định TCVN 197:2002 (ISO 6892).
- Phương pháp thử độ dai va đập phải tuân thủ quy định TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006)
Trên đây là bài viết chia sẻ về quy trình ép cừ larsen cũng như tiêu chuẩn thi công, tiêu chuẩn nghiệm thu công trình ép cừ larsen. Quý khách cần tư vấn thêm về thông tin, vui lòng liên hệ chúng tôi qua: 0907.78.7070
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Xem thêm : Ép cừ larsen bằng robot