Trong thi công, dầm là một trong những cấu kiện cơ bản có tác dụng đỡ phần mái phía trên với nhiều ưu điểm nổi bật như chịu lực tốt, giá thành phải chăng, thiết kế đa dạng và phù hợp với nhiều công trình. Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này dưới đây.
Dầm là gì?
Dầm được hiểu là cấu kiện được sử dụng để làm giá đỡ cho phần ngang chính và các cấu trúc hỗ trợ khác. Hiểu một cách đơn giản, dầm chịu toàn bộ khối lượng của ngôi nhà sau đó phân tán lực đều lên các bộ phận như sàn, vách, tường, cột…
Chi phí chế tạo dầm khá thấp nên sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Dầm được chia làm nhiều loại và tùy vào từng công trình để quyết định chọn được sản phẩm thích hợp nhất.
Phân loại dầm cho tiết
Dầm được chia làm nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
- Dầm hình: Đây là loại dầm được làm từ một thép hình, có tiết diện đối xứng hoặc không đối xứng như dầm chữ I, dầm chữ Z, dầm chữ L, dầm chữ C…
- Dầm chữ I: Loại dầm này đối xứng cả 2 trục ngang x- x và được ứng dụng trong các công trình làm dầm sàn nhà, dầm đỡ sàn,…
- Dầm chữ L: Tiết diện dầm không đối xứng theo phương dọc trục y – y nên khi được dùng để làm dầm chịu uốn phẳng sẽ bị xoắn. Đó là lý do, dầm chữ L thường ứng dụng làm dầm chịu uốn xiên hoặc làm dầm gồ mái, dầm tường…
- Dầm tổ hợp: Được cấu tạo từ thép hình và thép bản gồm 3 tổ hợp là hàn – boulone – đinh tán.
Ngoài ra, còn có thể phân loại dầm theo các tiêu chí:
- Theo kết cấu: Gồm dầm đơn giản là loại có 1 nhịp, dầm liên tục có nhiêu nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau, dầm có mút thừa…
- Theo công dụng: Gồm dầm sàn, dầm cầu, dầm cầu chạy, dầm cửa van…
- Theo hình dáng: Gồm dầm chữ I, dầm chữ U, dầm chữ H, dầm chữ V, dầm chữ L, dầm chữ Z, dầm chữ C…
Dầm có tác dụng gì?
Dầm thường được sử dụng để đỡ các tấm sàn, mái hoặc tường ngăn cách phía trên với mục đích chia nhỏ tải trọng và giúp cho công trình đảm bảo sự chắc chắn, an toàn, bền bỉ trong quá trình sử dụng.
Vật liệu cấu tạo dầm thường là bê tông cốt thép được xử lý tỉ mỉ và phù hợp với nhiều công trình xây dựng khác nhau. Trong một hệ thống dầm sẽ được chia ra dầm chính có công dụng phân tán kích thước tấm sàn và dầm phụ dùng để làm giằng công trình.
Cách phân biệt dầm chính và dầm phụ
Khái niệm
Dầm chính là dầm được thiết kế qua các vách, gác chân cột và các cột. Thường dầm chính sẽ có kích thước lớn hơn và gánh chịu nhiều lực hơn so với dầm phụ.
Dầm phụ được hiểu là dầm không gác lên những cấu kiện chịu nén mà gác lên các cấu kiện chịu uốn hoặc xoắn. Lực từ dầm phụ sẽ được gán qua dầm chính để đảm bảo an toàn cho các công trình.
Tiết diện
Dầm chính chịu lực lớn hơn nên sẽ có tiết kiệm và cứng hơn dầm phụ. Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình không chia ra dầm chính dầm phụ nếu các dầm đều gác lên cột, trừ dầm cầu thang, dầm ban công…
Vị trí đặt
Dầm chính được đặt vào tường 200- 250mm theo chiều rộng của căn phòng và đặt cách nhau 4 – 6cm.
Trường hợp phòng có diện tích lớn hơn 6m2 thì dầm phụ sẽ được đặt vuông góc với dầm chính. Trong đó, cứ mỗi dầm chính có thể đặt 1 – 3 dầm phụ ngay trên đầu cột để phân tán lực tải trọng một cách tốt nhất.
Trên đây là thông tin về dầm là gì? Công dụng và phân loại dầm chi tiết để quý khách hàng tham khảo. Để hiểu hơn về sản phẩm cũng như khám phá các dịch vụ liên quan đến dầm, hãy liên hệ đến Hừng Sáng ngay hôm nay, nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để quý khách chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.