Khoan neo là phương pháp được sử dụng trong các công trình xây dựng mang lại nhiều ưu điểm với giá thành thấp, tiến độ thi công nhanh chóng… Việc ứng dụng phương pháp khoan neo giúp cho nền đất được gia cố, giảm thiểu tình trạng sạt lở đất đá, tường vây trong các công trình được an toàn.
Phương pháp khoan neo ổn định nền đất yếu
Phương pháp thi công khoan neo có nghĩa là mũi neo sẽ được khoan sâu dưới lòng đất. Tại vị trí thi công, việc khoan neo để làm đối trọng thay vì sử dụng tải sắt hay tải bê tông. Tùy theo địa hình của công trình mà khoan nông hay sâu để đạt tải trọng thi công.
Các phương pháp thi công khoan neo
Ngày nay, phương pháp thi công khoan neo được chia thành hai loại là neo tạm thời và neo vĩnh cửu.
- Neo tạm thời được dùng làm tường vây, nền móng công trình hay mái taluy…
- Còn neo tạm thời được ứng dụng trong xây dựng hoặc tháo dỡ công trình khi đã hoàn thành như tường vây bariet, tường vây cọc nhồi, neo hàng cọc cừ…
Tùy theo đặc thù của mỗi loại công trình mà nhà thầu sẽ quyết định chọn lựa phương pháp thi công khoan neo nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao.
Ứng dụng phương pháp khoan neo
Phương pháp thi công khoan neo được ứng dụng rộng rãi cho các công trình bao gồm các hạng mục như sau:
- Neo tường chắn đất khi thi công các hố đào ở các công trình.
- Tăng tính ổn định cho các taluy mái dốc thuộc công trình giao thông.
- Ổn định mái dốc cho các công trình thủy điện thủy lợi.
- Ổn định và tăng khả năng hoạt động của hầm.
- Ổn định móng trụ cầu cho thiết kế cầu dây văng.
Bên cạnh đó, phương pháp khoan neo lại có ưu điểm nổi bật là dễ dàng thi công ở các khu vực chật hẹp như hẻm nhỏ. Không ảnh hưởng tới các công trình lân cận xung quanh cũng như thực thi đơn giản với chi phí thấp, vì vậy nhiều khách hàng đã lựa chọn phương pháp thi công khoan neo này.
Quy trình khoan neo
Các loại máy khoan neo phổ biến
Hiện nay, dòng máy khoan neo của hãng KOKEN thuộc Nhật Bản được sử dụng rộng rãi, đánh giá cao. Máy được thiết kế đặc thù phù hợp với các loại hình khác nhau của công trình như làm tường vây nền móng, hay ứng dụng làm taluy trong xây dựng đường xá… Hiện nay có nhiều chủng loại máy, bài viết sẽ chia sẻ cho quý khách một số loại thiết bị như sau:
Máy khoan neo RPD-20L
- Đường kính lỗ khoan: max 90mm
- Tốc độ quay: 30-60 V/p
- Momen xoắn: 1,6/0,8 kN-m
- Tần số đập: 2400 L/P
- Năng lượng đập: 150J
- Lực đẩy: 10kN
- Độ dài neo: 1360 mm
- Công suất máy: 18,5
- Kích thước 50 x 97 x 1,28 cm
- Trọng lượng: 560 kg
Thiết bị này có tổng trọng lượng khô là 380kg, vì vậy rất phù hợp cho việc khoan ở những vùng đất tương đối nông. Dòng máy này có kích thước cũng như trọng lượng nhẹ được các công trình khoan neo ứng dụng.
- Đường kính lỗ khoan: Max. 157mm
- Tốc độ quay: 40 (Low)/ 80 (High) V/p
- Momen xoắn 6.0 (Low) / 3.0 (High) k Nm
- Tần suất đập: 2200 (low)
- Năng lượng đập:500 J
- Lực đẩy: 20 (Push) / 60 (Pull)kN
- Độ dài neo 2,250 (Full)/ 1,940 (shorten the mast)
- Công suất máy 55-4 kw-P
- Kích thước 3,515 x 1,665 x 1,300 mm
- Trọng lượng 2,800 kg
Tùy theo ứng dụng của khoan như khoan thoát nước hay khoan neo… mà thiết bị được nhà sản xuất thiết kế linh hoạt để người vận hành điều chỉnh cơ học của chiều dài cột khoan. Dòng máy được sử dụng rộng rãi, để chốt sạt lở taluy đường trong thi công thiết kế làm đường cao tốc, hoặc trong các đường dẫn dòng thủy điện, hay các khu vực có mức độ sạt lở cao.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về khoan neo đất và máy khoan neo được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Nếu quý khách có vấn đề nào thắc mắc về loại thiết bị này cũng như phương pháp khoan neo thì hãy liên hệ với Hừng Sáng để được đội ngũ nhân viên chúng tôi hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.