Giằng móng là gì? Vai trò quan trọng của giằng móng trong công trình

Giằng móng là công đoạn bắt buộc trong thi công công trình và đóng một vai trò quan trọng không thế thay thế. Chất lượng của nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của móng và độ an toàn của cả công trình. Tuy nhiên không nhiều người biết rõ giằng móng là gì và chức năng cụ thể của nó. Bài viết tổng hợp sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về vấn đề này.

Giằng móng là gì?

Giằng móng (dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhằm tạo sự liên kết giữa các móng, là giá đỡ và làm tăng độ vững chắc cho toàn bộ hệ khung của công trình. Giằng móng có thể có hình thang, hình chữ nhật hoặc hình chữ T. Vị trí của nó sẽ phụ thuộc vào vị trí tường, có thể nằm trong, ngoài hay mặt giữa của cột.

Giằng móng là công đoạn vô cùng quan trọng nên cần được tính toán cẩn thận dựa trên nguyên lý và công thức tiêu chuẩn. Có thể chọn kích thước và loại giằng móng phù hợp dựa trên tác dụng của từng loại.

hình ảnh giằng móng nhà thực tế
hình ảnh giằng móng nhà thực tế

Tác dụng, vai trò của giằng móng đối với công trình

Không thể phủ nhận vai trò của giằng móng trong các công trình xây dựng:

  • Giúp phần móng được xây dựng vững chắc hơn.
  • Phân bố đều các tải trọng phía trên truyền xuống phần móng phía dưới, giúp cho từng vị trí đứng vững và tạo nền móng chặt chẽ, thống nhất.
  • Nâng đỡ phần tường phía trên của giằng móng.
  • Chống việc xoay hay xô lệch ở các nút chân cột khi điều kiện không tốt xảy ra.
  • Giá đỡ cho toàn bộ kết cấu của công trình, gia tăng độ bền vững, chống rạn nứt, chống thấm đạt hiệu quả cao.

Có mấy kiểu giằng móng? Cấu tạo kỹ thuật chi tiết của từng loại

Hiện nay, các công trình sử dụng phổ biến nhất 3 loại giằng móng là giằng móng đơn, giằng móng bè và giằng móng băng. Trong đó, mỗi loại giằng sẽ có những đặc điểm riêng về cấu tạo kỹ thuật.

Giằng móng đơn

Giằng móng đơn là loại móng dùng để đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau và có khả năng chịu lực tốt, được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng có tải trọng nhẹ và vừa như: nhà cấp 4, nhà ống 2 tầng, 3 tầng…

Giằng móng đơn
Giằng móng đơn – ảnh internet

Cấu tạo:

  • Cấu tạo đơn giản, có hình trụ được tạo thành từ một bê tông cốt thép dày.

Kích thước:

  • Kích thước lớp bê tông: 100mm
  • Chiều cao của giằng móng đơn là: 200mm
  • Kích thước tiêu chuẩn: 300mm x 700mm

Công dụng:

  • Trong nhiều công trình công nghiệp, phần đáy móng đơn được đặt lên một lớp đất tốt (chiều sâu khoảng 1m) để tránh sự thay đổi giữa độ nở của các loại đất do bão hòa với nước hoặc các vùng giáp ranh đối với đất tốt, đất xấu.
  • Liên kết với tảng hệ thống dầm để chống đỡ hệ thống tường xây dựng phía bên trên.
  • Giằng móng cốc để hạn chế tình trạng lún, lệch giữa các đài móng.

Giằng móng bè

Giằng móng bè được sử dụng rộng rãi trên những nền đất có tình trạng yếu hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, bồn chứa, kho, bể vệ sinh, hồ bơi.

Giằng móng bè
Giằng móng bè – ảnh internet

Cấu tạo:

  • Cấu tạo: Giằng móng bè cấu tạo gồm có nhiều lớp: lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng ra dưới toàn bộ công trình và dầm móng.

Kích thước:

  • Lớp bê tông sàn dày: 100mm
  • Chiều cao: 200mm
  • Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn: Thép dọc 6 phi (20-22) 
  • Kích thước tiêu chuẩn: 300mm x 700mm.

Công dụng:

  • Giúp phân bố đều trọng lượng phía trên xuống phần móng tạo thành một hệ khung kết cấu vững chắc.
  • Tránh tối đa tình trạng sụt lún cho công trình xây dựng.

Giằng móng băng

Móng băng là loại móng nằm ở dưới cột hoặc dưới tường và được sử dụng phổ biến hơn móng bè trong các công trình xây dựng hiện nay.

Giằng móng băng
Giằng móng băng

Cấu tạo:

  • Cấu tạo của giằng móng băng theo dạng một dải dài với một lớp bê tông để lót móng. Nó có thể độc lập hoặc cắt nhau theo hình chữ thập để đỡ lấy cột hay tường.

Kích thước:

  • Kích thước bản móng phổ thông thường: (900-1200) x 350mm
  • Chiều rộng của giằng móng băng: <1,5m
  • Kích thước tiêu chuẩn:  300mm x (500-700)mm

Công dụng:

  • Cố định phần móng.
  • Đỡ lấy cột và tường, góp phần tạo kết cấu vững chắc.
  • Đảm bảo cố định và sự vững chắc cho toàn bộ công trình

Công thức thiết kế giằng móng tiêu chuẩn

Nguyên lý tính toán giằng móng

Khi tính toán kết cấu giằng móng, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng thi công giằng?

  • Tác dụng đỡ của tường xây: Tường xây mang một trọng lượng nhất định nên  kết cấu gánh đỡ bên dưới cần được tính toán cẩn thận.
  • Tác dụng phân phối mô men của chân cột: Tác dụng phân phối mô men chân cột theo độ cứng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giằng móng.
  • Chịu tác động lún lệch: Giằng móng chỉ chiếm một phần nhỏ trong việc chịu tác động của lún lệch so với tổng thể kết cấu phần thân của công trình.
  • Tác dụng đẩy nổi nền đất: Dầm khi làm việc với sàn tầng hầm sẽ khiến giằng móng chịu tác dụng đẩy nổi của nền đất.
  • Tác dụng lệch tâm: Móng có thể chịu lệch tâm thiết kế hoặc lệch tâm ngẫu nhiên do nhà xây xen hoặc do quá trình thi công. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khác nhau mà xác định được sự tác động lên trên giằng móng.

Công thức tính giằng móng

Công thức tiêu chuẩn dùng để tính toán giằng móng là:

  • Tải trọng đúng trọng tâm : Ptb ≤ Rtc
  • Tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc

(Với Ptb, Pmax là áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất; Rtc là cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

Ta có công thức sau: R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)

Trong đó:

  • b : Chiều rộng của đáy móng khi xây dựng
  • q : Tải trọng bên của móng khi xây dựng
  • c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất khi thi công
  • A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất thi công
  • m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
bản vẽ giằng móng nhà ở
bản vẽ giằng móng nhà ở

Trên đây là những thông tin cơ bản về giằng móng cũng như vai trò quan trọng của nó đối với công trình xây dựng. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Hừng Sáng để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất.

 

Xin chào quý khách ! ;
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn